Acquisition là gì? Vai trò của Acquisition với nền kinh tế thị trường

acquisition là gì

Thu mua doanh nghiệp là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều nhà đầu tư thích các hoạt động này hơn so với việc xây dựng lại một doanh nghiệp từ đầu. Và thuật ngữ Acquisition được dùng để chỉ hình thức này. Vậy Acquisition là gì? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu ngay sau đây.

Acquisition là gì?

Acquisition được hiểu là việc một doanh nghiệp tiến hành thu mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp khác để chi phối, kiểm soát toàn bộ hoặc chỉ một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Acquisition là một thuật ngữ trong kinh doanh
Acquisition là một thuật ngữ trong kinh doanh rất thường gặp

Hay đơn giản hơn, Acquisition là sự thâu tóm một phần hoặc toàn bộ tài sản của công ty khác và dành được quyền kiểm soát chính công ty được mua lại đó.

Định nghĩa tiếng Anh của Acquisition là gì:

Mergers and acquisitions (M&A) are transactions in which the ownership of companies, other business organizations, or their operating units are transferred or consolidated with other entities. As an aspect of strategic management, M&A can allow enterprises to grow or downsize, and change the nature of their business or competitive position. Nguồn: Wikipedia

Ảnh hưởng của Acquisition đối với nền kinh tế thị trường

Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp tiến hành thu mua lại công ty khác. Nhưng nhìn chung, những hoạt động này đều có tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đó là:

Loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém

Hiện trên thị trường kinh tế Việt Nam có rất nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là chưa kể đến cùng một lĩnh vực mà có tới hàng trăm hàng nghìn công ty kinh doanh. Điều này đã vô tình gây nên sự bão hòa và khiến người tiêu dùng không thể tìm kiếm được một đơn vị cung cấp sản phẩm/dịch vụ uy tín.

Việc thu mua doanh nghiệp như vậy sẽ giúp loại bỏ hết những doanh nghiệp yếu kém, hoạt động lâu năm nhưng không đem lại nhiều lời nhuận. Đồng thời giúp thương hiệu của các tổ chức đi mua phát triển mạnh mẽ hơn.

Thúc đẩy sự cạnh tranh

thuc day su canh tranh
Acquisition thúc đẩy sự cạnh tranh hơn trong thị trường kinh tế

Như đã nói ở trên, nếu có quá nhiều công ty/doanh nghiệp cùng kinh doanh cùng một sản phẩm sẽ làm giảm sự phát triển và khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt động thu mua doanh nghiệp sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn và là cơ sở để phát triển ngành hơn nữa.

Giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm

Thu mua, thâu tóm doanh nghiệp sẽ khiến chi phi được cắt giảm đáng kể. Bạn không còn phải mất quá nhiều tiền đầu tư vào lĩnh vực đó khi nó không đem lại nguồn lợi nhuận ổn định. Đồng thời hoạt động này sẽ giúp chất lượng sản phẩm/dịch vụ được nâng cao và cung ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

Giúp nền kinh tế phát triển

Có thể nói hoạt động thu mua lại công ty, doanh nghiệp này chính là quá trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hiện đại. Bên cạnh đó nó còn giúp nền kinh tế thị trường bớt xảy ra tình trạng bị nhiễu thương.

Các hình thức thu mua doanh nghiệp hiện nay

Tại thị trường Việt Nam hiện nay có 2 hình thức Acquisition được nhiều doanh nghiệp sử dụng gồm:

Mua lại cổ phần

Acquisition là gì? Acquisition là hình thức doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng cổ phiếu, tiền mặt hay các loại chứng khoán. Quá trình này thực hiện bằng cách doanh nghiệp tiến hành thu mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phần và gửi lời đề nghị đến các cổ đông khác của doanh nghiệp bị thu mua mà không cần thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp bị mua.

Nếu các cổ đông của doanh nghiệp bị mua không chấp nhận lời đề nghị này thì sẽ không bán cổ phần của mình. Thông thường việc mua lại cổ phần sẽ không phải thông qua sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty bị mua, nên luôn gặp phải sự chống đối mạnh mẽ. Sự chống đối này sẽ khiến việc thu mua tốn nhiều chi hơn so với hình thức sáp nhập. Chỉ được gọi là sáp nhập công ty khi công ty thu mua mua hết 100% cổ phần của công ty bị mua.

Mua lại tài sản

Đây là một hình thức giao dịch mà bên công ty thu mua mua lại trực tiếp các tài sản của bên công ty bán mà không thông qua các cổ đông bên bán. Bên phía công ty bán tài sản sau khi nhận được tiền sẽ chấm dứt mọi hoạt động và tự giải thể.

Acquisition là cụm từ diễn tả sự thâu tóm doanh nghiệp
Acquisition là cụm từ diễn tả sự thâu tóm doanh nghiệp

Tuy nhiên hình thức Acquisition này khá phức tạp vì có liên quan đến các thủ tục pháp di khi thực hiện chuyển nhượng các quyền sở hữu tài sản. Điều này khiến chi phí mua lại tài sản sẽ lớn hơn chi phí khi mua lại bằng cổ phiếu.

XEM THÊM:

Một số kiểu mua lại doanh nghiệp trên thị trường

Thị trường Acquisition hiện có 4 loại kiểu là: mua lại kiểu thân thiện, mua lại kiểu thù địch, mua lại kiểu thâu tóm và mua lại kiểu Backflip. Cụ thể:

Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover)

Hình thức thu mua được xem là thân thiện nếu nhận được sự đồng thuận của toàn bộ hội đồng quản trị của công ty bị mua. Thường thì bên mua sẽ gửi một đề nghị đến hội đồng quản trị của bên bị mua để báo cáo cho từng cổ đông.

Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover)
Mua lại Accquisition kiểu thân thiện (Friendly Takeover)

Nếu thuận lợi, hội đồng quản trị chấp thuận lời đề nghị này và thấy rằng nó đem lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông, thì hội đồng quản trị sẽ thuyết phục các cổ đông chấp nhận và như thế sẽ hình thành kiểu giao dịch thân thiện.

Mua lại kiểu thù địch (Hostile Takeover)

Không giống với mua lại kiểu thù địch, với hình thức này khi tiến hành giao dịch sẽ là ý muốn của một bên mua và nó không nằm trong ý chí của bên bị thu mua.

Hoạt động thu mang tính thù địch là khi hội đồng quản trị của công ty bị mua từ chối lời đề nghị của công ty thu mua. Nhưng bên thu mua vẫn kiên trì theo đuổi thương vụ này hoặc tuyên bố theo tới cùng việc tiến hành thu mua.

Vậy bên mua lại sẽ tiến hành bằng cách nào? Sẽ có một số cách để bên thua mua thực hiện được ý đồ của mình. Nếu mức độ nhẹ, bên thu mau sẽ chào mua công khai với mức giá cao hơn thị trường của bên bị mua. Nếu gay gắt hơn, bên thu mua có thể can dự vào cuộc tranh dành nhằm thay đổi ý định của hội đồng quản trị bằng cách thuyết phục các cổ đông lớn.

Cũng có một cách làm khác được mọi người áp dụng đó là âm thầm mua đủ số cổ phiếu của công ty bị mua được niêm yết giá trên thị trường để làm thay đổi quyết định của ban lãnh đạo.

Hệ quả của một thương vụ thu mua thường được không chú trọng vào tính pháp lý mà chỉ tập trung vào khía cạnh thực tiễn. Nghĩa là trường hợp ban lãnh đạo của công ty bị mua chấp thuận và hợp tác với bên thu mua thì có thể kéo dài thời gian thương thảo để có thêm sự cân nhắc về giá cả .

Nhưng nếu ban lãnh đạo không hợp tác thì bên thu mua sẽ khiến bên công ty bị mua chịu một số rủi ro như việc tiết lộ thông tin tài chính của công ty bị thu mua. Mặt khác, bên thu mua sẽ gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị vốn thu mua bằng cách vay ngân hàng.

Thâu tóm ngược (Reverse Takeover)

Acquisition kiểu thâu tóm ngược là gì? Đây là một trong những hình thức chuyển đổi kiểu thâu tóm ngược trong kinh doanh. Khi một công ty chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện để niêm yết đã tiến hành mua lại nhằm nắm quyền kiểm soát một công ty đã được niêm yết bằng việc đổi tên cổ phiếu niêm yết. Hoặc hiểu đơn giản hơn, hình thức thu mua này là biến những cổ phiếu được niêm yết mang trên mình lớp vỏ của công ty bị mua nhưng thực chất là của công ty thu mua.

Acquisition kiểu thâu tóm ngược là gì?

Với những công ty bị thu mua, lý do họ chấp nhận điều này là vì hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả và muốn tìm một đối tác chiến lược mới. Còn với công ty thu mua, có nhiều lý do khiến họ tìm cách niêm yết này ví dụ như muốn tránh chi phí của việc niêm yết gồm luật sư, tư vấn pháp hành, công ty chứng khoán, kế toán viên…hay muốn rút ngắn thời gian chờ niêm yết và giảm thiểu những phiền toái liên quan đến cơ quan quản lý.

Mua lại kiểu Backflip (Backflip Takeover)

Đây là một dạng thu mua mà công tiến hành thu mua tự biến thành công ty con của công ty bị mua lại. Hình thức mua loại này chỉ xảy ra khi một công ty lớn hơn nhưng có danh tiếng ít hơn thu mua một công ty có danh tiếng lớn nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Quy trình thu mua doanh nghiệp

Tùy vào từng mục đích, quy mô, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà các bước trong quy trình thu mua có thể khác nhau. Nhưng dướ đây là một số bước cơ bản khi các doanh nghiệp hiện nay thực hiện khi thâu tóm doanh nghiệp khác.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Muốn làm bất cứ một việc gì, điều quan trọng là bạn cần xác định động cơ và mục tiêu. Khi đã có ý định thu mua doanh nghiệp, bạn hãy xem xét mình muốn gì và nó có giúp ích gì cho bạn không. Dù các chiến lược phát triển, mục tiêu tăng trưởng trong kinh doanh sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực. Nhưng các lợi thế chiến lược khi mua doanh nghiệp cần phải được cân nhắc.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Mục đích của việc xây dựng bản kế hoạch là để xác định xem bạn cần phải làm gì, các xu hướng của ngành kinh doanh, phương pháp tìm kiếm và đánh giá doanh nghiệp bị thu mua. Các chỉ tiêu về lịch trình thực hiện và ngân sách giao dịch, số vốn cần huy động, dự báo khoảng chi phí thu mua và một số vấn đề liên quan khác.

Kế hoạch thu mua đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó là công cụ giúp bạn thương thuyết hiệu quả các vấn đề về sự phát triển của doanh nghiệp, và giá trị cổ phần của người bán khi người bán còn nắm giữ một phần trong doanh nghiệp.

Bước 3: Tập hợp đội ngũ

Bạn nên có một đội ngũ giúp chuẩn bị và tiến hành thực hiện thu mua. Nhóm này gồm các thành viên trong công ty và chuyên gia thuê bên ngoài. Các chuyên gia tư vấn là kế toán, luật sư, chuyên gia định giá, chuyên gia đầu tư ngân hàng và có thể cần đến chuyên gia bảo hiểm.

Để tiến hành thu mua thành công, mọi thành viên cần liên kết chặt chẽ với nhau trong từng hành động, suy nghĩ thống nhất để đạt hiệu quả cao và trưởng nhóm sẽ phân việc cho từng người.

Tập hợp đội ngũ tiến hành thâu tóm
Tập hợp đội ngũ tiến hành thâu tóm doanh nghiệp

Trong một số trường hợp, người bán doanh nghiệp thường thuê các ngân hàng đầu tư với người mua tiềm năng. Điều này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí khi tìm kiếm doanh nghiệp bị thu mua khi sử dụng dịch vụ ngân hàng đầu tư.

Bước 4: Tìm kiếm doanh nghiệp thu mua

Bạn có thể tìm kiếm doanh nghiệp thu mua phù hợp. Hãy kiên trì vì không thể chỉ trong một thời gian ngắn sẽ tìm được doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chí của mình. Bên cạnh đó, hãy thực hiện những việc sau:

  • Tìm phương pháp khai thác thông tin từ những ngân hàng đầu tư hay từ nhân viên môi giới.
  • Kiểm tra các nguồn tin mà bạn có thể truy cập được liên quan đến các doanh nghiệp.
  • Nhận diện người cần liên lạc trong từng ấn phẩm khác để cùng hỗ trợ cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có tiềm năng.
  • Dùng một số trang web về rao bán doanh nghiệp trên thị trường.

Bước 5: Tiếp cận doanh nghiệp

Khi tìm được doanh nghiệp mục tiêu, hãy tìm hiểu lý do doanh nghiệp đó được rao bán và những đối thủ cạnh tranh gần đây của doanh nghiệp đó. Có thể bạn sẽ bị yêu cầu kí vào bản thỏa thuận bảo mật thông tin khi trao đổi với doanh nghiệp.

Điều bạn nên làm là:

  • Điều tra căn bản, xây dựng nội dung cuộc họp, phương tiện đi lại, phục trang, thời gian…
  • Chuẩn bị các câu hỏi và chuẩn bị các câu trả lời.
  • Đánh giá tình hình kinh doanh sau cuộc họp.
  • Xác định xem còn đối tượng nào quan tâm đến việc thu mua doanh nghiệp không.

Bước 6: Thực hiện rà soát và thẩm định doanh nghiệp

tham dinh doanh nghiep 1

Quá trình thực hiện rà soát sẽ thực hiện theo tình trạng pháp lý, tình hình hoạt động, chiến lược kinh doanh và tình hình tài chính. Mục đích của việc này là để xem xét và đưa ra các cảnh cáo cũng như các rủi ro tiềm ẩn hoặc hiện tại.

Rà soát tài chính là việc đặt ra những câu hỏi nhằm kiểm tra tình trạng tài chính nội bộ của doanh nghiệp bị thu mua như báo cáo tài chính, chi phí, nợ phải thu, nợ cần trả, nguồn doanh thu chính…

Bước 7: Lựa chọn hình thức thu mua

Có nhiều cách thức thu mua doanh nghiệp và bạn cần chọn phương thức phù hợp với mục tiêu. Có hai hình thức thu mua hay sử dụng nhất đó là mua tài sản và mua cổ phần.

Bước 8: Chuẩn bị nguồn tài chính

Để thu mua doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị một số vốn cần thiết. Nhưng không phải ai cũng có đủ nguồn kinh phí, bạn có thể vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nguồn tài trợ từ người bán, tìm đối tác, thế chấp tài sản hoặc từ người thân, bạn bè…

Bước 9: Ký hợp đồng và kết thúc giao dịch

Khi đã hoàn thành các bước trên, bạn tiến hành kí hợp đồng với bên bán dựa trên chi phí và các điều khoản. Luật sư sẽ dùng nó để tư vấn và biên soạn hợp đồng. Đến đây giao dịch đã hoàn thành.

Xem thêm:

Một vài thương vụ Acquisiition nổi tiếng trên thế giới

Facebook mua lại Instagram

facebook mua lai instagram 1

Facebook mua lại Instagram với mức chi phí gấp 10 lần giá trị thực chính là một ví dụ điển hình cho Acquisition. Vào thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng Mark Zuckerberg đang bốc đồng. Tuy nhiên, đây lại là một dấu mốc vô cùng quan trọng, một thương vụ sáng suốt nhất trong lịch sử của Facebook. Sự kết hợp giữa Facebook và Instagram mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho người dùng.

Microsoft mua lại Linkedin

Tổng giám đốc của Microsoft đã đưa ra quyết định mua lại LinkedIn với một số tiền lên tới 26,2 tỷ USD. Theo Satya Nadella, ông chọn lựa việc mua lại LinkedIn thay vì duy trì mối quan hệ hợp tác vì ông tin rằng điều này sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho Microsoft. Việc hợp nhất LinkedIn vào hệ thống dịch vụ của Microsoft đã tạo ra giá trị gia tăng đối với khách hàng. Nói cách khác, việc mua lại LinkedIn đã biến đây thành thương vụ lớn nhất trong lịch sử của công ty.

Một số thuật ngữ liên quan đến Acquisition

Acquisition

 

Acquisition Cost là gì?

“Acquisition cost” trong Tiếng Việt là chi phí toàn bộ để mua một tài sản. Các chi phí này bao gồm phí vận chuyển, thuế bán hàng và phí hải quan, cũng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt và thử nghiệm. Khi mua tài sản, chi phí mua lại có thể bao gồm phí khảo sát, đóng phí và trả các khoản nợ.

Customer Acquisition là gì?

“Customer acquisition” trong tiếng Việt có nghĩa là sở hữu khách hàng. đây là quá trình để doanh nghiệp thu hút, marketing và kêu gọi mọi người mua các sản phẩm từ doanh nghiệp của mình nhằm đạt được nhiều mục tiêu

Xem thêm:

Lời kết

Với những chia sẻ trên đây của Xuyên Việt Media, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về Acquisition là gì và biết được các bước cơ bản của quá trình thu mua doanh nghiệp cơ bản. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích và giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn đối với thị trường doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Ngoài ra Xuyên Việt Media còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *