Chi phí trả trước là gì: Khái niệm và phân loại

chi-phi-tra-truoc-la-gi

Chi phí trả trước được biết đến là khoản kinh phí phát sinh mà các công ty phải bỏ ra để có thể mua các thiết bị hỗ trợ trong kinh doanh, sản xuất. Tuy sử dụng thường xuyên nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm chi phí trả trước chính xác là gì và hiểu rõ các kiến thức liên quan. Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu trong những thông tin sau đây nhé!

Chi phí trả trước là gì?

chi-phi-tra-truoc-la-gi
Chi phí trả trước là gì?

Chi phí trả trước là khoản chi phí mà doanh nghiệp phát sinh thêm trước đó để mua các công cụ, tài khoản để phục vụ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Hầu như các khoản chi phí phát sinh đều được tính hết trong tổng chi phí sản xuất và kinh doanh. Dựa vào thời gian sử dụng mà chi phí trả trước được chia thành các loại khác nhau. 

Phân loại chi phí trả trước

Chi phí trả trước được chia thành 2 loại chính đó là chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn. 

phan-loai-cac-chi-phi-tra-truoc
Phân loại các chi phí trả trước

Chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước ngắn hạn được biết đến là khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh. Nó có liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của các kỳ hạch toán doanh nghiệp trong vòng 1 năm tài chính. Bên cạnh đó, khoản chi phí ngắn hạn này chưa được tính đầy đủ các chi phí sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp trong kỳ phát sinh. Nó được tính vào các kỳ hạch toán tiếp theo. 

chi-phi-tra-truoc-ngan-han
Chi phí trả trước ngắn hạn

Thông thường trong các doanh nghiệp, có rất nhiều khoản chi phí, nghiệp vụ liên quan chi trả trước và các kế toán tất yếu cần phải nắm được những khoản chi phí này. Cụ thể các khoản trong 1 chu kỳ kinh doanh mà các doanh nghiệp cần nắm đó là:

  • Chi phí trả trước cho thuê văn phòng, thuê xưởng sản xuất hoặc cửa hàng. 
  • Chi phí trả trước cho thuê dịch vụ cung cấp đối với hoạt động kinh doanh. 
  • Chi phí trả trước với giá trị của bao bì luân chuyển, có đồ dùng cho thuê, chi phí mua tài liệu kỹ thuật. 
  • Các khoản chi phí trả trước mua và trả 1 lần trong thời gian 1 năm gồm có mua bảo hiểm cháy nổ,…
  • Các chi phí liên quan đến công cụ, dụng cụ với thời gian sử dụng dưới 1 năm và thuộc vào tài sản giá trị lớn lưu động sản xuất dùng 1 lần. 
  • Các khoản chi phí ngắn hạn khác cần có đó là chi phí phát sinh trong 1 lần sửa chữa tài sản cố định, phân bổ kế toán tháng, hoặc các khoản trả tiền lãi. 

Chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn là các khoản đã phát sinh để mua các tài sản sử dụng cho công ty có khả năng tồn tại từ 1 đến 2 năm tài chính. Nó chưa được tính vào chi phí sản xuất 1 lần mà phân bổ thành nhiều đợt và tại các kỳ kế toán tiếp theo. 

chi-phi-tra-truoc-dai-han
Chi phí trả trước dài hạn

Các khoản chi phí dài hạn có thể bao gồm:

  • Chi phí trả trước, thuê hoạt động tài sản cố định trong đó có quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc tại các cửa hàng và phục vụ cho sản xuất kinh doanh tài chính. Tiền thuê đất có giới hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận.
  • Khoản chi phí sử dụng để thành lập công ty, giúp công ty hoạt động trong đó có đào tạo nhân viên, quảng cáo,.. cũng là những khoản không được phân bổ vào các kỳ kế toán trong vòng 3 năm. 
  • Chi phí phục vụ nghiên cứu có giá trị lớn, trong đó doanh nghiệp được phân bổ trong nhiều kỳ kế toán trong năm. 
  • Bao gồm cả chi phí đào tạo nhân viên, cán bộ theo định kỳ. Mức chi phí này thuộc về chi phí đầu tư cho nhân sự. 
  • Các khoản chi phí trong di chuyển văn phòng, cửa hàng và các địa chỉ kinh doanh. 
  • Trong doanh nghiệp cần có công cụ, dụng cụ có giá trị liên quan đến kinh doanh 1 năm tài chính. Khoản chi phí này được phân bổ theo những đối tượng chịu chi phí khác nhau. 
  • Các khoản chi phí khác nhau liên quan đến tiền lãi mua hàng, chi phí phát hành trái phiếu giá trị cao hay các khoản chi sửa chữa tài sản cố định giá trị cao, chi phí liên quan bất động sản,… Đây đều là những loại chi phí dài hạn có giá trị mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. 

Xem thêm: Chi phí cận biên là gì?

Các loại chi phí trả trước trong doanh nghiệp rất đa dạng, trong đó bao gồm cả chi phí dài hạn, ngắn hạn,… với nhiều yếu tố chi trả để duy trì sự phát triển cho doanh nghiệp. Hiện nay, khi bắt tay vào kinh doanh, chúng ta cần phải lưu ý các vấn đề chi phí để đảm bảo đem lại kế hoạch duy trì doanh nghiệp tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ của Xuyên Việt Media về kiến thức kinh doanh trên  sẽ hữu ích dành cho các bạn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *