Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu bỏ qua yếu tố này, doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại lâu dài trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vậy chiến lược kinh doanh là gì? Xây dựng chiến lược kinh doanh như thế nào? Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn giải đáp tất cả qua bài viết sau.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược kinh doanh là một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể của một tập đoàn, doanh nghiệp hay một cửa hàng trong lĩnh vực họ kinh doanh. Với mục tiêu cuối cùng mang lại doanh thu cao, đạt hiệu quả kinh doanh tốt và thúc đẩy cả hệ thống kinh doanh phát triển bền vững.
Chiến lược kinh doanh gồm cách thức, phương pháp và định hướng kinh doanh đã được xác định ngay từ đầu. Nếu có chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ có sức tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao và tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường.
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
Hiểu được chiến lược kinh doanh là gì sẽ giúp bạn thấy rõ vai trò của nó đối với doanh nghiệp như thế nào. Cụ thể:
- Chiến lược thể hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức. Mục đích của doanh nghiệp là các thành quả đạt được trong quá trình kinh doanh. Việc cụ thể hóa mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp biết được họ cần làm gì, làm như thế nào.
- Chiến lược kinh doanh thường gắn với các mục tiêu phát triển trong thời gian ngắn hạn. Bởi với sự thay đổi liên tục của thị trường, doanh nghiệp càng phải vận động linh hoạt để thích nghi với môi trường mới.
- Chiến lược đảm bảo cho việc định hướng và thống nhất các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó giúp các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp đều hướng tới một mục tiêu chung.
- Chiến lược kinh doanh còn tạo cơ hội và thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường. Đồng thời thống nhất hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ mà doanh nghiệp hướng đến.
Xem thêm:
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp như thế nào?
Đọc đến đây chắc bạn cũng đã hiểu được chiến lược kinh doanh là gì và vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách nào?
Xác định mục tiêu công ty
Trước khi lập chiến lược cần xác định chính xác mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi đây là tất cả kết quả kinh doanh tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được trong thời gian nhất định.
Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn. Tuy nhiên cần xác định rõ mục tiêu về thị phần, thương hay hay doanh thu trên thị trường.
Đưa ra đánh giá vị trí hiện tại
Doanh nghiệp cần xác định rõ vị trí của mình cũng như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cần biết được quy mô hiện tại của doanh nghiệp về cả kỹ thuật, tài chính, nhân sự…Đồng thời đưa ra đánh giá doanh nghiệp về cả môi trường, lịch sử công ty, con người, giá trị cốt lõi hay tầm nhìn làm việc.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và thị trường
Có thể nói doanh nghiệp tồn tại vì thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nhu cầu của thị trường, chứ không phải kinh doanh dựa trên cái doanh nghiệp có. Thế nên cần biết chính xác thị trường đang cần gì mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu đó.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp chúng ta biết được có bao nhiêu doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm giống mình. Nhờ vậy mà đưa ra nhận xét, đánh giá đối thủ để rút ra kinh nghiệm và bài học cho mình.
Chiến lược sản phẩm
Điều quan trọng trong việc kinh doanh chính là sản phẩm, chỉ khi sản phẩm của bạn tốt mới được thị trường chấp nhận. Dù bạn đã hiểu rõ chiến lược kinh doanh là gì, biết cách xây dựng một chiến lược hoàn hảo, nhưng sản phẩm cung cấp không tốt thì rất khó để tồn tại bền vững.
Bạn cần tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Đầu tư cho sản phẩm chính là đang đầu tư cho công cụ kinh doanh của bạn trên thị trường.
Phân bố ngân sách hợp lý
Bạn cần biết phân bổ ngân sách kinh doanh sao cho hợp lý bởi vì không phải vô hạn. Không thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào một phận riêng lẻ mà cần chia ra đồng đều.
Tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp mà đưa ra sự phân bổ khác nhau. Bạn có thể cân bằng nguồn lực cho máy móc, truyền thông, nhân sự, sản phẩm, quảng cáo…nhưng cần tính toán kỹ để đạt hiệu quả như mong muốn.
Luôn cập nhật thông tin mới
Nên nhớ rằng thị trường không ngừng biến động, nếu không cập nhật thường xuyên sẽ dễ bị tụt lại phía sau. Trong khi các đối thủ không ngừng phát triển mà doanh nghiệp của mình vẫn dậm chân tại chỗ thì việc bị hất ra khỏi thị trường chỉ là thời gian sớm muộn.
Hãy thay đổi linh hoạt các hình thức kinh doanh, luôn nghiên cứu và tìm tòi những thay đổi của thị trường. Có như vậy doanh nghiệp của bạn mới có cơ hội học tập và thích nghi với những sự thay đổi ấy.
Kiểm soát và đánh giá kế hoạch
Thường xuyên kiểm soát và đánh giá chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp sớm phát hiện ra những vấn đề và có điều chỉnh sao cho thích hợp, mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Bên cạnh đó, kiểm soát và đánh giá tốt chiến lược kinh doanh còn giúp doanh nghiệp tránh gặp phải những đe dọa không cần thiết từ đối thủ và thị trường. Từ đó duy trì kết quả đúng như mong muốn của nhà quản trị và đưa ra giải pháp thay thế.
Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên những tương tác trực tiếp hoặc kinh nghiệm thực tiễn với người dùng. Vì thế để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Cạnh tranh để tạo sự khác biệt
Trong kinh doanh, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng có thể đánh bại các “ông lớn” trong ngành bởi những gì mà doanh nghiệp đó đang làm. Điều đó chỉ khiến doanh nghiệp của bạn thất bại mà thôi. Hãy cố gắng tìm ra những giá trị khác biệt, khai thác nó để xây dựng doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Mục đích của chiến lược kinh doanh là tạo ra nhiều lợi nhuận. Nếu chiến lược của doanh nghiệp không thể cho thấy rõ số tiền kiếm được thì không nên dành công sức và thời gian để thực hiện.
Hiểu rõ thị trường
Hiểu rõ thị trường là điều cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào đều phải biết trước bước chân vào kinh doanh. Mỗi thị trường sẽ có tính chất và đặc điểm riêng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp.
Xác định đối tượng
Cần xác định đối tượng khách hàng doanh nghiệp bạn hướng đến. Bởi không phải bất cứ dịch vụ, sản phẩm nào của doanh nghiệp bạn đều phù hợp với tất cả mọi người.
Học cách nói không
Trong quá trình kinh doanh chắc chắn sẽ gặp phải các nhóm khách hàng không phù hợp. Việc của doanh nghiệp là biết được đâu là dịch vụ, sản phẩm không nên cung cấp.
Không ngại thay đổi
Chiến lược kinh doanh luôn thay đổi theo sự biến động của thị trường. Sau một thời gian, hành vi và nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi, công nghệ, xã hội và internet càng phát triển. Tất cả những điều này buộc doanh nghiệp phải không ngừng làm mới chiến lược, cách thức hoạt động để phù hợp với xu hướng mới.
Tư duy hệ thống
Cần tạo dựng tư duy hệ thống khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Dựa trên các dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định giúp doanh nghiệp phát triển. Mặc dù dự đoán không thể nào chính xác hoàn toàn nhưng nó cũng giúp nhà quản trị trong việc phán đoán hành vi khách hàng, xu hướng thị trường và nhiều thứ khác.
Các dịch vụ Xuyên Việt Media đang cung cấp:
Kết luận
Trên đây là những kiến thức tổng quan về chiến lược kinh doanh là gì đã được Xuyên Việt Media tổng hợp khá đầy đủ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn áp dụng thành công mô hình kinh doanh mới.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp nhé!