Trong các bài viết trước, Chúng tôi đã từng nhắc đến quảng cáo CPL như một nhánh nhỏ của CPA. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về quảng cáo CPL và một số thông tin trong những hình thức đang khá HOT trên thị trường thời gian gần đây để trả lời cho câu hỏi CPL là gì, khái niệm ý nghĩa ra sao trong quảng cáo hãy xem ngay bài viết này nhé.
CPL là gì?
CPL (Cost Per Lead)còn được gọi là một trong những chỉ số đánh KPI cho một Campaign Marketing (Chiến dịch), nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi một hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện nhằm một mục đích có lợi cho nhà quảng cáo. Hành động đặc biệt ở đây bạn hiểu đơn giản là điền vào mẫu thông tin cấp các thông tin mà nhà quảng cáo mong muốn có được như số điện thoại, email, họ tên, địa chỉ… Các thông tin này sẽ được chuyển giao cho đội ngũ Sale để liên hệ và chốt đơn hàng.
Leads với nội dung (Khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ): Là số lượng khách hàng ghé thăm website, gian hàng, facebook hoặc Landing Page của bạn và có để lại một số thông tin (họ tên, địa chỉ, email hay số điện thoại…) để đội Sale có thể liên hệ chốt sale hoặc người làm marketing có thể căn cứ dữ liệu để chạy quảng cáo theo đuổi hoặc tiếp thị tiếp các sản phẩm liên quan khác.
CPL còn được gọi là một trong những chỉ số quan trọng đo lường KPI của một bạn Marketer. Nếu một người làm Marketing chỉ biết chạy tẹt ga số tiền mà công ty cung cấp mà không quan tâm đến lợi nhuận sinh ra được từ những Lead chốt thành công thì điều đó có nghĩa là bạn làm nhưng lại không đo lường, không ra mục đích kinh tế. Tuỳ vào loại chiến dịch mà bạn đang chạy và kênh đang chạy ví dụ như kênh Google hay facebook, chạy hiển thị hay tìm kiếm…. CPL sẽ khác nhau. CPL được tính dựa trên công thức tổng chi phí dành cho chiến dịch / cho tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign đó tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.
Những lĩnh vực nào phù hợp với quảng cáo CPL?
Do cho đặc thù của quảng cáo CPL là tạo ra Lead, những người có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm chứ chưa phải khách hàng, nên CPL phù hợp với những ngành nghề dịch vụ và sản phẩm có giá trị cao mà khách hàng cần được tư vấn, chăm sóc và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Đó có thể là các ngành như bất động sản, định cư du học, bảo hiểm, dịch vụ y tế, xe ô tô. Một số ví dụ điển hình như:
[icon name=”adjust” class=”” unprefixed_class=””] Bất động sản: Những người muốn mua dự án nhưng cần tư vấn thêm về vay
[icon name=”adjust” class=”” unprefixed_class=””] Định cư du học: Những người muốn đi nước ngoài định cư hay du học nhưng cần tư vấn thêm về pháp lý
[icon name=”adjust” class=”” unprefixed_class=””] Bảo hiểm: Người có nhu cầu mua BH cho bản thân và gia đình nhưng cần tư vấn thêm về điều kiện ràng buộc
[icon name=”adjust” class=”” unprefixed_class=””] Ô tô: Người có nhu cầu lái thử xe và có ý định, tài chính để mua xe
Và còn rất nhiều lĩnh vực khác…
CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Ngoài câu hỏi đã nêu trên CPL là gì, thì nhiều người cũng thắc mắc không ít về việc CPL liệu có thực sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: chất lượng lead, khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale trong doanh nghiệp, uy tín của bên thực hiện dịch vụ Marketing…
Lead nó tuy chưa là khách hàng, nhưng khả năng chuyển đổi thành doanh thu cũng rất cao nếu doanh nghiệp biết tận dụng nó. Ngoài ra, với các thông tin thu về, doanh nghiệp có thể tạo ra một kho Data cho mình để bán các sản phẩm khác (Cross Sale, Up Sale) và dùng nó để triển khai các chiến dịch Marketing khác trong tương lai.
Nói một cách khác đơn giản Lead hay data là một phần rất quan trọng trong quy trình Marketing của doanh nghiệp. Một Marketer thực sự giỏi sẽ biết cách thu Lead, tận dụng Lead triệt để để mỗi chi phí bỏ ra cho Lead đều đem về gấp nhiều lần lợi nhuận.
Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL?
Để chạy quảng cáo CPL thì bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao.
Bạn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ như Chili, LadiPage…
Sau khi có Landing Page, bạn có thể dùng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, zalo Ads, Instagram Ads… để đổ traffic vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Traffic càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead càng có giá trị cao và dễ chuyển thành doanh thu sau này.
Tham khảo thêm:
- CPM là gì? Khái niệm và ý nghĩa CPM trong quảng cáo là gì?
- Tài khoản kế toán là gì? Làm thế nào để ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất?
Lời kết:
Bên trên bài viết là khái niệm và những ý nghĩa CPL là gì? Cs tác dụng gì trong quảng cáo. Giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về CPL và áp dụng trong chạy quảng cáo rất hữu ích. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…