CSR là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các quốc gia phát triển trên thế giới, CSR được coi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá công ty đó. Vậy CSR là gì? và CSR quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu khái niệm CSR là gì trong bài viết này nhé.
CSR là gì?
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiếng Anh: Corporate Social Responsibility – CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của họ.
CSR có thể liên quan đến các hoạt động như:
- Hợp tác với cộng đồng địa phương
- Đầu tư có trách nhiệm xã hội
- Phát triển mối quan hệ với nhân viên và khách hàng
- Bảo vệ môi trường và bền vững
Một số doanh nghiệp có mục đích chính là hoàn thành các mục tiêu xã hội hoặc môi trường, một số doanh nghiệp cố gắng đạt được các mục tiêu tài chính của mình trong khi giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào đến xã hội hoặc môi trường.
Thông qua các chương trình CSR, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội đồng thời thúc đẩy thương hiệu của chính họ. Các hoạt động của CSR có thể thúc đẩy tính thần làm việc và tạo ra sự gắn kết giữa các nhân viên trong công ty.
CSR được các nhà học thuật xây dựng từ trước thế chiến thứ hai và được phát triển rộng rãi vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Cuối cùng người ta thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp phát triển trường tồn đều có ý thức và hành động vì xã hội.
Tại Việt Nam, phần lớn các công ty chưa thực sự quan tâm đến CSR, một số công ty còn xem CSR như là gánh nặng về mặt chi phí. Sau hàng loạt vụ lùm xùm như Vedan hủy hoại môi trường sông Thị Vải, việc sử dụng nguyên liệu hết hạn của THP, hay Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt, trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội ngày càng được chú ý hơn tại môi trường kinh doanh Việt Nam.
Ví dụ về hoạt động CSR
Trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm, Vinamilk đã thực hiện Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam đến 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành khó khăn trên khắp Việt Nam.
Với mục tiêu xây dựng giá trị cho xã hội, cho những địa phương còn khó khăn. Tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng mang đến hy vọng mà Vinamilk vẫn luôn muốn xây dựng “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”.
Hoạt động CSR của Vinamilk trong thời gian này chủ yếu tập trung vào quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” với chiến dịch tặng 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành.
Tiêu chuẩn ISO về CSR
Năm 2010, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã phát hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm giúp các công ty thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Không giống như các tiêu chuẩn ISO khác, ISO 26000 cung cấp hướng dẫn thay vì yêu cầu vì bản chất của CSR là định tính hơn định lượng và các tiêu chuẩn của nó không thể được chứng nhận. Thay vào đó, ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội là gì và giúp các tổ chức chuyển các nguyên tắc CSR thành các hành động hiệu quả. Tiêu chuẩn này nhằm vào tất cả các loại hình tổ chức bất kể hoạt động, quy mô hoặc địa điểm của họ. Và, bởi vì nhiều bên liên quan chính từ khắp nơi trên thế giới đã góp phần phát triển ISO 26000, tiêu chuẩn này thể hiện sự đồng thuận quốc tế.
Trách nhiệm xã hội – Nhiệm vụ của khu vực kinh doanh, chính trị và xã hội dân sự
Bài viết đề cập ba vấn đề sau: 1/ Đạo đức học kinh tế như là một sự kết hợp giữa luật lệ bên ngoài và chiến lược bên trong; 2/ Cộng đồng các quyền; và 3/ Nguyên tắc liên đới trong cơ cấu xã hội của một xã hội dân sự. Theo tác giả, một nền kinh tế thị trường xã hội chỉ là hiện thực khi chính trị có được sự ưu tiên hàng đầu so với kinh tế, khi chính trị có trách nhiệm với “lợi ích chung” (công ích) và cùng với đó là việc thường xuyên kiến tạo xã hội.
Khi phân tích cộng đồng các quyền, tác giả đã có những sự so sánh với Học thuyết xã hội Công giáo. Dẫn Học thuyết xã hội Công giáo, tác giả cho rằng, chỉ có sự công bằng và tình liên đới mới đảm bảo lâu dài cho sự bền vững của nền kinh tế thị trường tự do và từ đó, tác giả bàn về nguyên tắc bổ trợ. Theo đó, sự bổ trợ có thể được xem như một chuẩn mực mang tính chiến lược bên trong của việc hiện thực hoá tình liên đới.
“Những chuẩn mực nội tại của thị trường tự do không thể là thứ duy nhất điều tiết những mối quan hệ quốc tế” (Giáo hoàng Paul VI. Thông điệp Phát triển các dân tộc, 1967, n.58).
Tham khảo thêm:
- Những thủ tục thay đổi địa chỉ công ty mới nhất bạn cần biết
- Chỉ Số NPV Là Gì? Công Thức Tính Và Ưu Nhược Điểm Của NPV ra sao?
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin bổ ích về CSR là gì? Và CSR quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp là những lưu ý bạn cần phải nắm rõ. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp. Chúc bạn thành công và có thật nhiều sức khỏe. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…