Gross margin hay còn gọi là biên lợi nhuận gộp với một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Cho các nhà đầu tư biết được khả năng sinh lời cũng như sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khi hiểu rõ Gross Margin là gì, cách tính lợi nhuận gộp như thế nào sẽ giúp bạn tính toán được số tiền lãi mà doanh nghiệp kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy muốn hiểu rõ hơn về khái niệm Gross margin và công thức và cách tính Gross margin ra sao thì hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết này nhé!
Gross margin là gì?
Gross Margin còn được gọi là Gross profit Margin chúng ta hiểu là biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây là một trong những giá trị được dùng để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp nào đó. Qua giá trị của lợi nhuận gộp, người ta sẽ đánh giá được với 1 đồng vốn thì doanh nghiệp đó sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận, sau khi đã trừ vốn nhập hàng hóa.
Chỉ số này là chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (COGS) chia cho doanh thu gồm: Cách tính lợi nhuận gộp và cách tính chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản.
Trước hết bạn cần tính Gross profit (Lợi nhuận gộp) bằng cách lấy Revenue (Doanh thu thuần) trừ đi COGS (Giá vốn hàng bán).Sau đó, lấy Gross profit chia cho Revenue là bạn sẽ có Gross Margin. Gross Margin = Gross Profit/ Revenue = ( Revenue – Cost of Good Sold)/ Revenue.Dịch ra nghĩa tiếng việt của công thức này như sau:Biên lợi nhuận gộp = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần = (doanh thu thuần – giá vốn bán hàng)/ doanh thu thuần.
Tham khảo thêm
- Dịch vụ Tiktok – Giải pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của dịch vụ Instagram trong Marketing
Vai trò của Gross Margin
Gross profit margin (Biên lợi nhuận gộp) là cấp độ đầu tiên để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp.
- Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Đây cũng là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Cụ thể, doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn, nghĩa là doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.
- Biên lợi nhuận gộp cao là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh lợi của công ty đang rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm là tiền đề để thiết lập chính sách giá.
- Việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên cho từng sản phẩm sẽ giúp bạn so sánh sự đóng góp của chúng vào toàn bộ công việc kinh doanh.
- Mặt khác, tỷ số này cũng cho phép bạn đánh giá mức độ tăng trưởng tỷ lệ lợi nhuận biên của công ty trong 3 năm gần nhất.
Gross Margin bao nhiêu là tốt nhất?
Bạn hiểu nôm na Gross Margin chính là con số phản ánh về tình hình, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên theo lẽ thường, chỉ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên, cũng trong một vài những trường hợp đặc biệt, không hẳn chỉ số Gross Margin thấp, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.
Ngoài ra còn phải tùy vào từng thời điểm, từng vị trí cũng như đặc thù của ngành nghề mà chúng ta sẽ có những chỉ số Gross Margin lý tưởng khác nhau.
Chỉ số Gross Margin như thế nào là tốt?
Thông qua những công thức tính lợi nhuận gộp ở phía trên, chúng ta có thể thấy biên lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng có lãi, nguồn vốn bỏ ra có hiệu quả. Ngược lại, biên lợi nhuận càng thấp là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn không hiệu quả. Vậy cụ thể chỉ số Gross margin như thế nào thì được cho là tốt?
Chỉ số Gross margin ổn định qua từng thời kỳ
Đa phần các doanh nghiệp điều duy trì chỉ số Gross margin ở mức ổn định qua từng thời kỳ. Chỉ số này chỉ thay đổi khi có sự thay đổi về mô hình kinh doanh, quy mô đầu tư hoặc có sự gia nhập của quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Trong trường hợp chỉ số Gross margin của 1 doanh nghiệp đang giữ ở mức ổn định thì đột nhiên giảm xuống chỉ còn 1 nửa hoặc 1/3 thì phải xem xét một cách thật cẩn thận những yếu tố làm thay đổi chỉ số này.…
- Nếu như chỉ số biên lợi nhuận gộp tăng trưởng một cách đột biến thì đó lại là điều đáng mừng. Rất có thể công ty đang có bước hồi phục sau quá trình khủng hoảng hoặc công ty đã có những chiến lược đầu tư đúng đắn, làm tăng khả năng cạnh tranh.
Chỉ số Gross margin có xu hướng tăng qua các thời kỳ
Nếu thấy 1 doanh nghiệp có chỉ số Gross margin tăng lên qua các thời kỳ là một dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn, quy trình sản xuất được cải tiến…
Gross Margin của công ty cao hơn so với mức trung bình ngành
Có rất nhiều trường hợp, chúng ta nhận thấy Gross margin thấp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Bạn cần phải so sánh chỉ số này với chỉ số biên lợi nhuận trung bình ngành. Nếu như chỉ số này cao hơn so với mức trung bình ngành thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi đầu tư.
Tham khảo thêm:
- CTO là gì? Kỹ năng gì để trở thành CTO
- Trái phiếu là gì? Tổng quan về đặc điểm sản phẩm của trái phiếu
Những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số Gross Margin
Nhìn chung chỉ số SPM – Gross Margin thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố cụ thể. Bao gồm:
Chi phí sản xuất
Đây là yếu tố chuyên đánh giá các hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số Gross Margin. Mọi doanh nghiệp cần quản lý giá bán sản phẩm và giá vốn thật tốt để cải thiện doanh thu.
Nguyên nhân chính khiến chỉ số Gross Margin sụt giảm thường là vì nhà cung ứng thay đổi, quản lý dây chuyền sản xuất… Doanh nghiệp nên tập trung xử lý ngay nhằm cắt giảm chi phí.
Doanh thu bán hàng
Chỉ số Gross Margin của doanh nghiệp khả quan hay không còn phụ thuộc vào doanh thu bán hàng. Để có doanh thu ổn, doanh nghiệp cần tới hệ thống phân phối sản phẩm và chất lượng dịch vụ đủ tốt. Ngoài ra nên trang bị kênh tiếp thị quảng bá để quá trình hoạt động hiệu quả hơn.
Chiến lược định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm là yếu tố quyết định tới chỉ số Gross Margin mà doanh nghiệp nên chú ý. Giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận khi kinh doanh. Thứ nhất, giá bán cần vừa vặn với sức mua của khách hàng. Thứ hai, lợi nhuận cần chi trả được những khoản phí sản xuất, duy trì được hoạt động.
Lời kết:
Hy vọng bài viết này cho bạn hiểu thêm Gross Margin là gì và vai trò của chúng có tác dụng gì trong các doanh nghiệp. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để biết thêm thông tin hữu ích nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường lập nghiệp. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…