Công việc của kế toán viên là gì?

ke toan vien la gi 0

Công việc của kế toán viên là gì? Khi nhắc tới ngành nghề này, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới công việc sẽ liên quan tới các con số. Tuy nhiên, với công việc của kế toán viên không chỉ đơn giản là như vậy. Nội dung bài viết dưới đây, Xuyên Việt Media sẽ có những chia sẻ giúp bạn có thế tổng quát về công việc của một kế toán viên là gì nhé!

1. Trách nghiệm của một kế toán viên là gì?

Kế toán viên (Accountant) là người chịu trách nhiệm thu thập, kiểm tra, phân tích và xử lý các nội dung tài chính, kinh tế, thuế,… trong công ty/doanh nghiệp. Đây là vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với sự vận hành của một công ty/doanh nghiệp. Thông qua công việc mà kế toán viên đảm nhận, người đứng đầu có thể nhìn ra được tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hoạt động kinh doanh, sản xuất. Đối với doanh nghiệp, kế toán đóng góp một phần công sức vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhờ vào việc kiểm soát và hạn chế được tình trạng thiếu hụt tài chính. 

Kế toán viên là người sẽ chịu trách nhiệm kiêm tra, thu nhập và xử lý nội dung về thuế, tài chính,… của công ty, doanh nghiệp
Kế toán viên là người sẽ chịu trách nhiệm kiêm tra, thu nhập và xử lý nội dung về thuế, tài chính,… của công ty, doanh nghiệp

Công việc của kế toán phải làm là theo dõi xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty, kiểm tra và phân tích thông tin, số liệu kế toán một cách phù hợp, cụ thể. Từ đó thống kê, tổng kết để đưa ra được báo cáo kết quả cuối cùng giúp cấp trên nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán cũng góp phần hoạch định kế hoạch làm việc đạt hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, nhân viên kế toán chính là người giữ vai trò kết nối giữa chủ doanh nghiệp với các công việc mua, bán, kinh doanh, huy động nguồn vốn, giải ngân vốn,… giữa các nhân sự trong tổ chức.

2. Công việc của một kế toán viên phải làm

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại: các doanh nghiệp, các đơn vị (công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng…), các đơn vị nhà nước (cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…), các cơ quan quản lý nhà nước (bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư…), các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán trên địa bàn cả nước. Cụ thể, công việc của một kế toán viên cần phải làm, như sau:

Công việc của một kế toán là giúp công ty và doanh nghiệp kê khai về tài chính, thu nhập và các khoan thu chi,…
Công việc của một kế toán là giúp công ty và doanh nghiệp kê khai về tài chính, thu nhập và các khoan thu chi,…

>> Margin Level là gì? Công thức tính Margin Level

2.1 Công việc của kế toán viên vào dịp đầu năm

Đầu năm, người kế toán phải kê khai và nộp tiền thuế đầu năm, nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước, nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề…

2.2 Công việc của kế toán viên vào dịp hằng ngày

Nhiệm vụ của người kế toán hàng ngày phải ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán, lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày, vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác…

2.3 Công việc của kế toán viên vào dịp hàng tháng

Mỗi tháng, kế toán viên phải lập tờ khai thuế GTGT , lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, lập tờ khai các loại thuế khác nếu có…

2.4 Công việc của kế toán viên vào dịp cuối năm

Cuối năm, công việc của người kế toán sẽ nhiều hơn như: lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm, lập báo cáo quyết toán thuế TNDN năm, kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ, lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp, in sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó, lưu trữ các chứng từ và số sách…

3. Yếu tố cần thiết của một kế toán viên 

Để trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp bạn cần có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Đây là điều dễ hiểu và cũng dễ dàng nhìn thấy thông qua tấm bằng mà bạn cầm trên tay. Trải qua quá trình học tập, rèn luyện bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý báu giúp ích cho công việc. Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ.

Để trở thành một kế toán viên bạn cần có trình độ chuyên môn
Để trở thành một kế toán viên bạn cần có trình độ chuyên môn

Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ. Trong công việc luôn cần sự năng động, sáng tạo để đem lại nguồn cảm hứng, những điều mới mẻ hơn. Những nghiệp vụ, công việc có thể giống nhau nhưng kinh tế luôn thay đổi. Là người cân đo đong đếm tài chính trong doanh nghiệp, bạn cần nhạy bén trong cách xử lý, linh hoạt trong ứng xử và sáng tạo trong công việc rất nhiều.

Công việc kế toán viên giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì và tập trung cao độ
Công việc kế toán viên giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì và tập trung cao độ

>> Forex là gì? Sự hấp dẫn của Forex

Công việc nào thì cũng có áp lực. Công việc kế toán thì thường đối mặt với áp lực sổ sách, giấy tờ và các vấn đề liên quan đến tài chính. Để có thể thành công trong công việc, bạn cần rèn luyện cho mình tinh thần thép, khả năng chịu được áp lực công việc cao để thích nghi tốt hơn với công việc. Chịu được áp lực công việc thể hiện bản thân đã được tôi luyện, trưởng thành hơn rất nhiều.

Đối với cơ hội việc làm của kế toán viên với nhiều chức vụ như: người giữ sổ sách, giảm soát kế toán, quản lý kế toán, kiểm soát tài chính…
Đối với cơ hội việc làm của kế toán viên với nhiều chức vụ như: người giữ sổ sách, giảm soát kế toán, quản lý kế toán, kiểm soát tài chính…

Lời kết

Chắc hắn với thông tin mà Xuyên Việt Media chia sẻ về công việc của kế toán viên là gì, đã giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Xuyên Việt Media mong muốn đem đến những thông tin quý báu nhất đến quý bạn đọc!

Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media

  • Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
  • MST: 0315 964 953
  • Đại diện: Trần Công Thắng
  • Hotline: 0963 711 297

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *