Lã Bất Vi là ai mà từ thương gia không tiếng nói đến việc buôn vua bán chúa. Điểm độc đáo nhất đó là ông nhìn thế sự không như các chính khách mà như một nhà doanh nghiệp hay nhà đầu tư hết sức thông minh. Ông xem vương triều và lịch sử cũng như một món hàng, và đã là hàng hoá thì có thể buôn bán được. Để hiểu rõ hơn về người này, bạn theo dõi bài viết sau cùng Xuyên Việt Media.
Lã Bất Vi là ai?
Lã Bất Vi là người nước Vệ, nay thuộc khu vực phía Nam của Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sách Chiến Quốc sách lại nói ông sinh ra ở Dương Địch ở nước Hàn. Xuất thân tầm thường, ông là một thương nhân, nhờ việc buôn bán thành công nên rất giàu có.
Lã Bất Vi có người thiếp xinh đẹp tên là Triệu Cơ. Theo ghi chép của sử sách, vì để lấy lòng vương tôn Doanh Tử Sở Tần Quốc – người sau này kế vị và trở thành Trang Tương vương mà ông ta đã dâng Triệu Cơ cho y. Sau đó nàng đã sinh hạ ra một con trai, đặt tên là Doanh Chính vào năm 259 TCN.
Vương tôn Doanh Tử Sở Tần Quốc Dị Nhân chính thức được lên kế vị, sử sách gọi là Tần Trang Tương vương. Sau khi lên ngôi, Tần Trang Tương vương đã phong cho Lã Bất Vi được làm tướng quốc của nước Tần, tước hiệu là Văn Tín hầu.
Lã Bất Vi là ai – Tiến thân nhờ tiền bạc
Theo sử sách (Trung Quốc), Lã Bất Vi là người có đầu óc kinh doanh hiếm thấy thời bấy giờ. Nhờ biết được khi nào mua vào, lúc nào bán ra nên ông đã tích lũy được rất nhiều tiền bạc, trở thành thương nhân giàu có.
Cuộc gặp gỡ giữa Lã Bất Vi và Tử Sở, con của An Quốc Quân, thái tử nước Tần đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông. Tử Sở khi đó bị ghẻ lạnh, bị bắt làm con tin ở nước Triệu. Trở về nhà, Lã Bất Vi hỏi cha mình: “Cha biết làm ruộng thu lợi được bao nhiêu không?”. Cha ông đáp: “Nếu mưa gió thuận hòa, có thể mang về lợi nhuận được mười lần.
Lã Bất Vi lại hỏi: “Buôn châu báu thì sao?”. Cha ông trả lời: “Gặp may, có thể lợi nhuận gấp hàng trăm lần”. Lã Bất Vi lại hỏi: “Nếu giúp một người giành cả thiên hạ, có thể được bao nhiêu”. Cha ông đáp: “Việc này khó mà tính được”
Vào thời Chiến Quốc, nền kinh tế tiền tệ vẫn còn là khái niệm xa xôi. Lã Bất Vi đã sử dụng phương thức đầu tư mà chưa một ai nghĩ đến. Theo truyền thuyết, Lã Bất Vi nói với Tử Sở: “Người có thể giúp ngài kế vị duy chỉ có Hoa Dương phu nhân. Bất Vi tuy nghèo nhưng vẫn có thể đưa ngài nghìn vàng để trở về, nhờ bà lập ngài thành người kế vị”. Tử Sở nghe vậy liền đáp lại ông bằng một lời hứa: “Nếu kế hoạch của ông thành công, ta sẽ chia cho ông một phần nước Tần để người cùng hưởng lạc”.
Như vậy, mục tiêu thực sự của Lã Bất Vi là mượn danh để thăng quan tiến chức. Nhờ danh tiếng nước Tần hùng mạnh để vun vén tài sản cho riêng bản thân mình. Có thể nói, nước Tần như vậy chẳng khác gì một kênh đầu tư giúp họ Lã thu thời đến mức không thể đếm xuể. Việc làm này của Lã Bất Vi được ghi nhận như một cuộc đầu tư, buôn quan, bán tước đầu tiên trong lịch sử.
Có thể bạn chưa biết: Chân dung khách hàng là gì
Lã bất vi tướng quốc nước Tần
Khi lên nắm phụ chính, Lã Bất Vi chủ trương mở rộng cương thổ của nước Tần, gây chiến và tranh giành ảnh hưởng đối với Đông Chu, Triệu cùng nước Vệ, chiếm đại lượng thành trì, làm cơ sở cho nước Tần về sau thống nhất thiên hạ. Bấy giờ ở Ngụy có Tín Lăng quân Nguỵ Vô Kỵ, ở Sở có Xuân Thân quân Hoàng Yết, ở Triệu có Bình Nguyên quân Triệu Thắng, ở Tề có Mạnh Thường quân Điền Văn, tất cả đều đua nhau quý kẻ sĩ, chiều tân khách.
Lã Bất Vi thấy Tần mạnh mà mình không bằng họ nên xấu hổ cũng đón mời các kẻ sĩ đãi rất hậu, khách ăn trong nhà có đến ba nghìn. Khi ấy chư hầu có nhiều biện sĩ, như bọn Tuân Khanh làm sách truyền bá ra thiên hạ. Bất Vi bèn sai các khách soạn ra những điều mình biết, họp lại làm tám Lãm, sáu Luận, mười Kỷ gồm hơn hai mươi vạn chữ, cho là đủ hết những việc trời đất, muôn vật xưa nay. Ông đặt tên sách là Lã Thị Xuân Thu bày ở cửa chợ Hàm Dương, đặt nghìn lạng vàng lên trên, mời các du sĩ của chư hầu ai có thể thêm bớt một chữ thì xin biếu một nghìn lạng vàng.
Trong cung, Lã Bất Vi hay cùng mẹ của Tần vương là Triệu Cơ tư thông. Khi Tần vương Chính đã lớn mà Thái hậu cứ dâm loạn mãi, thì Lã Bất Vi sợ lộ mà mang vạ, bèn ngầm tìm một người có dương vật lớn tên Lao Ái, để chiều lòng Thái hậu thay mình. Quả nhiên Thái hậu nghe chuyện rồi, Lã Bất Vi vờ sai người tố cáo y phạm tội đáng thiến.
Sau đó, Bất Vi lại báo với thái hậu: “Nên có kẻ giả bị thiến này làm chức Cấp Sự trung”. Thái hậu bèn ngầm cho kẻ coi việc thiến nhiều tiền. Viên quan coi án lại luận tội vờ, nhổ râu mày làm cho hoạn quan nhờ vậy được vào hầu Thái hậu. Thái hậu cùng y gian dâm, sinh được hai đứa con, sợ người ta biết chuyện, bèn vờ xem bói nói nên tránh mùa dời cung sang đất Ung.
Kết cục bi thảm của Lã Bất Vi
Về sau, Lã Bất Vi đưa tất cả tiền bạc của cải, sự tài ba của mình để đưa Doanh Chính lên ngôi hoàng đế đầu tiên ở Trung Quốc. Khi Tần Vương còn nhỏ, Bất Vi thông đồng với thái hậu Triệu Cơ. Về sau sợ lộ ông ta đưa Lao Ái vào cung vờ làm hoạn quan “hầu hạ” Triệu Cơ. Nhưng Lao Ái được Triệu Cơ yêu thích, sinh hai con với hắn, khiến hắn nảy sinh ý định: Lập con mình lên làm hoàng đế sau khi Tần vương chết.
Vì thế, triều đình chia làm ba phe cánh: Vua – Tướng quốc – Thái hậu (kẻ núp bóng sau lưng là Lao Ái).Chuyện bị lộ, Tần Vương giết Lao Ái và hai người em cùng mẹ khác cha, giam thái hậu ở đất Ung.
Và kẻ mà Tần Thuỷ Hoàng muốn nhắm đến chính là tướng quốc đương triều – người đã hi sinh hết mình đưa ông lên làm vua – kẻ đã gây cho ông nỗi nhục nhã uất hận vì đã tư thông với thái hậu khiến ông mãi là một đứa con khó xác định nguồn gốc, và cũng chính là kẻ đã làm nảy thêm một cái ung nhọt không thể tha thứ với “thành tích” đưa Lao Ái đến bên thái hậu suýt làm đổ triều chính.
Nhưng vì Lã Bất Vi công lao hiển hách, lại được các tân khách, biện sĩ nói giúp nên nhà vua khó lòng khép tội mà chỉ có thể cách chức tướng quốc của Lã Bất Vi, đuổi về đất phong.
Sau khi đuổi được Lã Bất Vi về đất phong, Tần vương Doanh Chính đã lớn mạnh thực sự, nắm giữ thế sự trong tay. Về sau Lã Bất Vi bị đuổi về quê, nhưng tiếng tăm quá lớn, nhiều kẻ thăm viếng và vẫn có tầm ảnh hưởng lớn. Chuyện đến tai Tần vương, ông ta bắt Lã Bất Vi đi đày ở đất Thục. Lã Bất Vi tự liệu chẳng thể sống được bèn uống thuốc độc tự tử.
Vậy bài học rút ra từ Lã Bất Vi là gì?
Thứ 1: Thiên hạ không của riêng ai mà là của mọi người
Khi âm dương kết hợp tự nhiên thì vật phẩm được sinh ra không chỉ có duy nhất một loại.
Thứ 2: Vi thương bất gian bất vi thương
Vương Khuê từng uống rượu tâm sự với Lã Bất Vi rằng việc buôn bán phải có thủ đoạn kiếm lợi cho mình. Mỗi lần bán lụa chỉ cần đo thiếu vài ba tấc thì dần cũng thu được món hời lớn.
Thứ 3: Tiền bạc có thể khiến con người ta được tôn quý, hiển vinh
Nếu người khác đều mưu cầu tước vị, quan chức sau đó mới dựa vào quan tước để tranh bổng lộc, tích tụ tiền của. Thì Lã Bất Vi lại làm kẻ buôn bán, tích lũy tiền bạc rồi mới đi tranh đoạt quan tước.
Thứ 4: Đọc sách mười năm không bằng lắng nghe một câu từ miệng người quân tử
Thứ 5: Tất cả lời nói của Khổng Tử không phải là chân lý bất dịch
Đứng trước hiện thực xã hội, đặc biệt khi mà người dân còn phải kiếm ăn từng bữa thì mọi nguyên lý đều có thể thay đổi.
Thứ 6: Nắm bắt xu hướng giá cả của hàng hóa
Hàng hóa dễ hư hỏng thì không nên tích trữ chờ giá. Giá cao đến đỉnh điểm thì sẽ hạ, giá thấp kịch sàn thì sẽ tăng. Khi giá cả tăng đến mức cao nhất thì nên đem hàng hóa tích trữ ra bán ngay, giá thấp nhất thì phải nhanh chóng mua vào.
Xem thêm: Những đòn tâm lý trong thuyết phục
Kết luận
Nội dung bài viết trên Xuyên Việt Media đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Lã Bất Vi là ai. Qua đó có thể hiểu rõ hơn về con người này cũng như biết thêm về vị thương gia độc nhất của Trung Hoa dám buôn bán cả vua. Tuy tài giỏi đến đâu nhưng ông cũng không tránh được cái chết bi thảm có chính con mình tạo nên.
Một số dịch vụ hot của Xuyên Việt Media bạn có thể tham khảo: Dịch vụ viết bài SEO, Dịch vụ quản trị Website, Dịch vụ đăng báo điện tử…