Để có một môi trường phát triển phát triển an toàn và lành mạnh, Nhà nước thường ban hành những pháp lệnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Vậy pháp lệnh là gì? Nội dung bao gồm những gì? Tất tần tật sẽ được Xuyên Việt Media giải đáp trong bài viết dưới đây.
Pháp lệnh là gì?
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định.
Các vấn đề pháp luật ban hành đều là những vấn đề quan trọng nhưng mang tính chất chưa ổn định và dễ thay đổi hoặc chưa có luật điều chỉnh.
Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành bằng biểu quyết.
Hiệu lực của pháp lệnh được tính từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua). Trừ các trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
Xem thêm: Hộ kinh doanh là gì
Thẩm quyền ban hành pháp lệnh
Theo khoản 1 Điều 16 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền ban hành pháp lệnh như sau:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội.
- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì ủy ban thường vụ Quốc hội phải có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tài kỳ họp gần nhất.
- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương.
+ Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.
+ Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nội dung chính của pháp lệnh
Theo khái niệm pháp lệnh là gì, thông thường một pháp lệnh sẽ có các nội dung như:
- Phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh đối với luật.
- Đối tượng văn bản nhắc tới.
- Các thông tin, nội dung cần thực hiện.
- Điều khoản và điều kiện kèm theo.
- Hiệu lực và thời gian áp dụng pháp lệnh.
Pháp lệnh có phải văn bản quy phạm pháp luật?
Trong pháp lệnh là gì đã thể hiện rõ đây là văn bản quy phạm pháp luật. Pháp lệnh sẽ quy định những quy tắc xử sự chung mà chưa có Luật điều chỉnh. Cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để đưa ra những văn bản hướng dẫn liên quan và chi tiết trong từng trường hợp.
Pháp lệnh có đầy đủ đặc điểm của một văn bản quy phạm pháp luật như:
- Là những quy tắc xử sự chung.
- Biểu hiện của ý chí nhà nước.
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước và bắt buộc thi hành.
Có thể bạn chưa biết: Cách bán hàng trên Amazon
Quy tắc trình bày một văn bản pháp lệnh
Khi đã biết rõ pháp lệnh là gì, nhiều người thắc mắc quy tắc trình bày văn bản pháp lệnh như thế nào.
Theo đó, bố cục của một văn bản pháp lệnh sẽ bao gồm 3 phần: Cơ sở, nội dung chính và phần kết.
Cơ sở ban hành pháp lệnh
Ở phần này, người soạn thảo cần ghi đầy đủ cơ sở ban hành luật ngay dưới tên pháp lệnh. Mục đích của việc này là để chứng minh tính hợp pháp và hợp hiến của pháp lệnh.
Nội dung chính
Các quy định chung sẽ nằm ở phần đầu pháp lệnh. Quy định chung về các vấn đề như định nghĩa, mục đích văn bản, giải thích thuật ngữ, phạm vi điều chỉnh, giải thích quy tắc chung và các quy định chung.
Đặt ra quy định cụ thể. Đâu là phần quan trọng trong toàn bộ pháp lệnh. Dựa vào từng lĩnh vực điều chỉnh mà quy định cụ thể sẽ có sự khác biệt.
Phần kết thúc
Tại phần này, người soạn thảo văn bản thường đưa ra các khoản bãi bỏ và sửa đổi. Đồng thời còn có những điều khoản về thời điểm thi hành và chấm dứt hiệu lực của văn bản.
Sự khác nhau giữa luật và pháp lệnh
Thực tế luật và pháp lệnh là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa chúng là:
Tính ổn định
- Luật có tính ổn định cao, lúc ban hành đã mang tầm nhìn chiến lược phát triển xã hội và có thời gian áp dụng lâu.
- Trong khi pháp lệnh chỉ điều chỉnh lại những quan hệ xã hội có tính chất thay đổi trong luật. Hiệu lực pháp lệnh ngắn.
Quan hệ xã hội cần điều chỉnh
- Luật điều chỉnh quan hệ xã hội có tính ổn định cao, không dễ dàng thay đổi trong một thời điểm nào đó.
- Pháp lệnh điều chỉnh quan hệ xã hội có tính ổn định thấp, dễ thay đổi.
Các dịch vụ Hot tại Xuyên Việt Media:
Kết luận
Qua bài viết này của Xuyên Việt Media, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn khái niệm pháp lệnh là gì, nội dung và thẩm quyền của pháp lệnh. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để tham khảo thêm nhiều bài viết hay nhé!