Tiêu chuẩn là gì? Các loại tiêu chuẩn phổ biến hiện nay

tiêu chuẩn là gì

Mỗi một sản phẩm, hàng hóa được bày bán trên thị trường đều sẽ có một tiêu chuẩn nhất định. Đối với người tiêu dùng, các tiêu chuẩn được nhà sản xuất công bố trên bao bì, nhãn mác là cơ sở giúp họ đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng? Vậy tiêu chuẩn là gì? Có các loại tiêu chuẩn nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

tiêu chuẩn là gì
Khái niệm Tiêu chuẩn là gì?

Tiêu chuẩn là gì?

Về bản chất, tiêu chuẩn là cách thống nhất làm một điều gì đó. Có thể là về sản phẩm, quản lý quá trình, cung cấp dịch vụ hoặc vật tư – các tiêu chuẩn có thể gồm phạm vi rộng lớn các hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức, sử dụng bởi khách hàng của họ

Các tiêu chuẩn là tinh hoa từ kiến thức uyên bác bởi những người có chuyên môn trong lĩnh của họ, những người biết nhu cầu các tổ chức mà họ đại diện – như các nhà sản xuất, người bán, người mua, khách hàng, các hiệp hội thương mại, người dùng hoặc quản lý.

Danh mục đầu tư chúng tôi kéo dài đến hơn 30.000 tiêu chuẩn hiện hành. Chúng được thiết kế để sử dụng một cách tự nguyện vì vậy nó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn – không bị ép buộc phải tuân theo bộ quy tắc nào khiến cuộc sống bạn khó khăn hơn, được hướng dẫn cách để thực hiện công việc tốt hơn.

Các tiêu chuẩn là kiến ​​thức. Chúng là công cụ mạnh mẽ có thể giúp đổi mới xu thế, tăng năng suất. Chúng có thể giúp các tổ chức thành công hơn, cuộc sống mọi người  thoải mái hơn, an toàn và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Tính chất của tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, quá trình hay dịch vụ được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Nó có thể do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Tuy nhiên, toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể sẽ phải bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

Có những loại tiêu chuẩn nào?

Theo điều 12 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành năm 2006, tiêu chuẩn bao gồm 5 loại sau:

Loại 1: Tiêu chuẩn cơ bản

Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về đặc tính được áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

Loại 2: Tiêu chuẩn thuật ngữ

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định về tên gọi và khái niệm cụ thể  đối với những đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Loại 3: Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật

Đây là tiêu chuẩn quy định về mức, chỉ tiêu và yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Loại 4: Tiêu chuẩn phương pháp thử

Đây là tiêu chuẩn đặt ra các quy định về các phương pháp thử đối với các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn như:

  • Phương pháp lấy mẫu
  • Phương pháp đo
  • Phương pháp xác định
  • Phương pháp phân tích
  • Phương pháp kiểm tra
  • Phương pháp khảo nghiệm
  • Phương pháp giám định về mức, chỉ tiêu và yêu cầu về mặt kỹ thuật.

Loại 5: Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu liên quan đến ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm/ hàng hoá.

Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại sản phẩm, dịch vụ, quy trình, môi trường hay hệ thống. Tùy vào loại đặc tính của sản phẩm/ dịch vụ, quy trình, môi trường hay hệ thống mà sẽ có những tiêu chuẩn được quy định riêng. Doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá để có thể áp dụng tiêu chuẩn phù hợp với mục đích, quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của mình.

tiêu chuẩn là gì
Tiêu chuẩn là gì?

Lợi ích khi áp dụng các tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn được đặt ra có thể đem lại lợi ích ở nhiều khía cạnh như:

Đối với doanh nghiệp

Là công cụ để người lãnh đạo có thể vận hành và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và kịp thời.

  • Có một quy trình chuẩn cho mọi hoạt động giúp tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp do hạn chế được các sai sót, rủi ro hay sự đầu tư lãng phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Duy trì ổn định và cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó tăng sức tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tạo dựng hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp.
  • Là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể gỡ bỏ các rào cản thương mại và mở ra thị trường toàn cầu
  • Thể hiện sự tuân thủ đối với luật pháp và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, môi trường.
  • Được xem xét miễn hoặc giảm khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng.

Đối với khách hàng

  • Là cơ sở để người tiêu dùng đánh giá đưa ra quyết định mua hàng sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của bản thân họ.
  • Cảm thấy an tâm hơn khi tiêu thụ/ sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn.
  • Góp phần giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nói riêng và toàn xã hội nói chung như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh mạng…

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

  • Là nguồn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu quan trọng trong quá trình xây dựng các quy định cho các cơ quan quản lý toàn cầu.
  • Là cơ sở để thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ/ quy trình hoặc hệ thống của các doanh nghiệp/ tổ chức.
  • Mở cửa thương mại thế giới, loại bỏ các rào cản trong thương mại với thế giới bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn làm cơ sở kỹ thuật trong các điều khoản của các hiệp định thương mại ở các cấp khu vực và quốc tế.
tiêu chuẩn là gì
Lợi ích của tiêu chuẩn là gì?

Tham khảo thêm

Lời kết:

Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích về tiểu chuẩn là gì? và lợi ích của chúng giúp bạn đọc có thêm kiến thức hơn. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *