Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Xu hướng mới trong toàn cầu hóa kinh tế

toàn cầu hóa kinh tế là gì

Toàn cầu hoá kinh tế có lẽ không còn là khái niệm quá xa lạ trong nền kinh tế thị trường phát triển và mở rộng các quan hệ quốc tế. Chính vì thế, để đưa ra các quyết định giúp kinh doanh quốc tế thành công, mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo quá trình toàn cầu hoá diễn ra sâu sắc trong hoạt động sản xuất toàn cầu. Vậy, toàn cầu hoá kinh tế là? Hãy cùng Xuyên Việt Media đọc bài viết dưới đây để giải đáp chi tiết!

Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Toàn cầu hoá kinh tế chính là khía cạnh chuyên chỉ về các hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đây còn là sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới mà không còn thuộc phạm trù của một quốc gia. Các lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hoá kinh tế như dịch vụ, hàng hóa, tài chính, sản xuất và lao động. Ngoài ra còn có thể chế lao động, vốn đầu tư, công nghệ hay thông tin truyền thông…

Toàn cầu hóa kinh tế là một khía cạnh chuyên chỉ hoạt kinh tế của các quốc gia trên thế giới
Toàn cầu hóa kinh tế là một khía cạnh chuyên chỉ hoạt kinh tế của các quốc gia trên thế giới

Ngoài ra, toàn cầu hoá kinh tế đã đạt được mức phát triển cực lớn nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ tiên tiến. Từ đó giúp các quốc gia dù ở vị trí nào trên bản đồ cũng có thể kết nối thuận tiện với nhau khi có mạng Internet. Hoạt động toàn cầu hoá kinh tế còn giúp sự liên kết giữa các quốc gia trở nên đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn nhiều. 

Vậy, có những xu hướng mới nào trong toàn cầu hóa kinh tế?

Ngoài việc tìm hiểu toàn cầu hoá kinh tế là gì ra, các doanh nghiệp cũng nên tham khảo thêm các xu hướng mới trong hình thức này như sau:

1. Xu hướng chuyên môn hoá

Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá kinh tế không chỉ mở rộng thị trường ra nước ngoài mà còn mở rộng thị trường trong nước do nền kinh tế có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Đây được coi là ý tưởng cơ bản trong kinh tế học. Năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế theo Tổng cục Thống kê. Vậy nên, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt  336.25 tỷ USD tức tăng 19% so với năm trước. 

Xu hướng chuyên môn hoá
Xu hướng chuyên môn hoá

>> Microformats là gì? Thông tin có liên quan đến Microformats

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đã đạt 88.71 tỷ USB và tăng 13.4%, chiếm khoảng 26.4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm dầu thô đạt đạt 247,54 tỷ USD tức tăng 21,1% và chiếm 73,6%. Chính vì thế, lĩnh vực ưu tiên trong xuất khẩu phù hợp đưa vào chuyên môn hoá cần phải mang tính chiến lược cho cả một quốc gia.

2. Xu hướng khoa học công nghệ cao và nền kinh tế Internet

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội của các nước. Đây cũng chính là tiền đề để phát triển khoa học công nghệ. Ngoài ra còn làm xuất hiện nền kinh tế tri thức và tạo nên kỷ nguyên kết nối toàn cầu thông qua Internet.

Bên cạnh đó, công nghệ mạng di động cũng ngày càng phát triển hiện đại nên đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách. Từ đó giúp tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy giao thương và nâng cao năng suất lao động,…. Sự phát triển đồng đều giữa các ngành khoa học trong hầu hết các lĩnh vực cũng đã góp phần tạo nên triển vọng phát triển.

3. Xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia

Nền kinh tế sản xuất phát triển theo tiến trình chuyên môn hoá mang tính quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá. Từ đó giúp cho thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn và sản xuất nhiều hơn dẫn đến quy mô sản xuất ngày càng mở rộng. Sự chuyển dịch lao động quốc tế cũng sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ hơn và đặc biệt là cơ hội cho lao động các nước trong khu vực. Việc tự do hoá lưu thông hàng hoá, tiền tệ, thông tin và vốn ở một góc độ còn giúp cho các lực lượng khủng bộ thực hiện rửa tiền, mua sắm và vận chuyển vũ khí.

Xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia
Xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia

4. Xu hướng phát triển bền vững

Hiện nay, toàn cầu hoá trong phạm vi kinh  tế đã kéo theo các dòng chảy về thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin và văn hoá. Mỗi khía cạnh kinh tế của toàn cầu hoá còn dẫn đến sự phát triển của thị trường thế giới. Đây là nơi mà các nhà sản xuất, các quốc gia có cơ hội cạnh tranh bằng cách đảm bảo về dòng chảy về vốn và công nghệ,… Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây ra nhiều rủi ro khó kiểm soát của chính phủ và đặc biệt là đối với vấn đề phát triển nền kinh tế bền vững.

Xu hướng phát triển bền vững
Xu hướng phát triển bền vững

>> Google Caffeine là gì? Phiên bản cập nhật mới nhất của Google

Lời kết

Việc tìm hiểu toàn cầu hoá kinh tế là gì giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khía cạnh về hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Không những thế, toàn cầu hoá còn có rất nhiều xu hướng mới khác nhau với những đặc điểm nổi bật riêng. Nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy truy cập ngay Xuyên Việt Media nhé!

Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media

  • Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
  • MST: 0315 964 953
  • Đại diện: Trần Công Thắng
  • Hotline: 0963 711 297

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *