Trung tâm bảo trợ xã hội là gì? Để thành lập trung tâm bảo trợ xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì? Đây là những câu hỏi hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp cụ thể cho câu hỏi này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu các thông tin tổng quát dưới đây!
Tổng quan về Trung tâm bảo trợ xã hội
Trung tâm Bảo trợ xã hội là cơ sở bảo trợ xã hội công lập, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTBXH. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Trung tâm Bảo trợ xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất của Sở LĐTBXH tỉnh.
Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa có chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần mãn tính có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
>> Dãy bit là gì?
Thành lập trung tâm bảo trợ xã hội cần có những điều kiện gì?
Khi thành lập cơ sở bảo trợ xã hội cần đáp ứng các điều kiện thành lập theo quy định tại các Điều 23,24 và 25 Nghị định 103/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều kiện về môi trường và vị trí
Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
Điều kiện về cơ sở vật chất
- Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
- Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
- Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
- Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Điều kiện về nhân lực
Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.
Các đối tượng ở trung tâm bảo trợ xã hội là ai?
Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội quy định những trường hợp thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng thì có thể được ở tại trung tâm bảo trợ xã hội ở địa phương bao gồm:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không ai nuôi dưỡng
Đối với trường hợp là trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi.
- Mồ côi cả cha và mẹ.
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Các đối tượng không nghèo, mất khả năng lao động
Đối với trường hợp trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
3. Người cao tuổi không có người phụng dưỡng
Đối với trường hợp người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.
>>
>> CPU là gì?
Lời kết
Với những thông tin chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trung tâm bảo trợ xã hội là gì và các thông tin liên quan đến bảo trợ xã hội. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích hãy theo dõi các bài viết của Xuyên Việt Media.