BOM là gì? Trong quản lý sản xuất có bao nhiêu BOM?

BOM-la-gi

Với các công ty, định mức về nguyên liệu BOM có vai trò quan trọng trong định hướng hoạt động, sử dụng về nguyên vật liệu và bảo trì cũng như các vấn đề khác. Vậy khái niệm BOM là gì, hiện nay có những loại BOM nào trong quản lý? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu về những kiến thức này trong bài viết sau đây nhé!

BOM là gì?

BOM-la-gi
BOM là gì?

BOM – định mức nguyên vật liệu được biết đến như 1 danh sách trong đó bao gồm các nguyên liệu thô, các thành phần cũng như linh kiện cần thiết trong xây dựng, sản xuất hoặc là sửa chữa sản phẩm, dịch vụ. 

BOM được biết là cơ sở, là căn cứ quan trọng trong kế hoạch hoá, tính toán kiểm tra cũng như đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nguyên liệu. Từ các thông số đó, các doanh nghiệp có thể cân đối nguyên vật liệu và đồng thời xác định được mối quan hệ cung ứng đối với khách hàng. 

BOM đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức, cấp phát nguyên vật liệu hợp lý và kịp thời cho các bộ phận sản xuất. 

Phân loại BOM phổ biến hiện nay

cac-loai-BOM-pho-bien
Các loại BOM phổ biến

Vậy BOM có những loại nào? Về cơ bản, tìm hiểu về các loại BOM phổ biến sau: 

Manufacturing Bill of Materials (mBOM)

mBOM được sử dụng trong doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó cần hiển thị các bộ phận cũng như lắp ráp cần thiết, nhằm mục đích xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh. 

Nếu như eBOM tập trung vào các thành phần, vật liệu trong 1 thiết kế. Thì mBOM lại sử dụng thông tin nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ chi tiết về các thành phần liên quan. Và hệ thống nguồn dữ liệu sẽ được tổng hợp bao gồm lập kế hoạch nguồn lực, tài nguyên vật liệu và hệ thống thực thi sản xuất. 

mBOM thường sẽ phụ thuộc vào độ chính xác về số lượng các bộ phận đặt hàng trong quá trình sản xuất. Và điều này sẽ giúp đảm bảo bộ phận mua hàng duy trì lịch trình tối ưu để đặt hàng. Chủ yếu là các bộ phận cần thiết, thương lượng giá tốt từ các nhà cung cấp. 

Engineering Bill of Materials (eBOM)

eBOM là BOM kỹ thuật – nó được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm, dựa trên công cụ về thiết kế hỗ trợ máy tính, tự động hóa thiết kế,… Tài liệu thường sẽ là liệt kê các vật phẩm, bộ phận, thành phần và lắp ráp. Và không có vấn đề gì lạ khi có nhiều hơn eBOM. 

Single-Level BOM

Single-Level BOM được biết là tài liệu chứa các bộ phận được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cấu trúc của tài liệu này cho phép 1 cấp độ con trong việc lắp ráp vật liệu. Hạn chế của BOm này đó là không thể sử dụng được với các sản phẩm phức tạp. 

Multi-Level BOM

Multi-Level BOM là dạng BOM theo xu hướng sử dụng trong công trình phức tạp. Nó bao gồm cả lắp ráp theo từng cấp độ khác nhau. Và thường thì trong tài liệu này mỗi vật phẩm cần liên kết với vật phẩm gốc. 

Lợi ích của BOM 

loi-ich-cua-BOM
Lợi ích của BOM

BOM đem lại những lợi ích tuyệt vời ra sao cho doanh nghiệp? Các lợi ích mà BOM đem lại chủ yếu là: 

  • Mua hàng: BOM có tác dụng giúp các doanh nghiệp có thể xác định đúng lượng hàng tồn kho cũng như số lượng thành phẩm hàng cần thiết. Từ đó, các đơn vị sẽ chủ động xây dựng kế hoạch hiệu quả hơn. 
  • Định phí: BOM đóng vai trò quan trọng trong việc tính giá thành phẩm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận cũng như mức thuế. 
  • Cải tiến quy trình: BOM có định hướng hoạt động sản xuất trong các nhà máy và điều này cũng đã cung cấp được nền tảng quá trình sản xuất chuyên nghiệp hơn, từ đó tạo ra lợi nhuận cao hơn. 
  • Giảm thiểu chất thải bởi vì các cấp độ thành phần sẽ được đo lường chính xác số lượng, từ đó, chất thải được kiểm soát tốt hơn. 

Thành phần BOM gồm những gì?

cac-thanh-phan-cua-BOM
Các thành phần của BOM gồm những gì?

BOM muốn đảm bảo được nhiệm vụ quản lý tốt nhất, cần đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Cấp BOM: Nó là khuôn khổ dành cho BOM nhiều cấp. Và các doanh nghiệp cần phải chỉ định cấp BOM phù hợp với giám sát các bộ phận liên quan, thời gian thực hiện cũng như thời gian sản xuất. 
  • Số bộ phận: Mỗi bộ phận trong thành phẩm BOM đều có vai trò quan trọng trong sản xuất. Và các doanh nghiệp cần phải liệt kê các bộ phận tham gia. 
  • Tên bộ phận giúp nhân viên phân xưởng có thể nắm bắt công việc vận hành tốt hơn. 
  • Mô tả sẽ giúp xác định cũng như phân biệt bộ phận với các mục khác. 
  • Đơn vị đo lường giúp doanh nghiệp thống nhất đơn vị chung trên toàn phân xưởng và tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế. 
  • Ghi chú của BOM cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm. 
  • Giai đoạn theo từ vị trí vòng đời sẽ giúp hoạch định rõ, theo dõi được các thay đổi xảy ra với sản phẩm.

Xem thêm: Chi phí trả trước là gì? Những kiến thức về chi phí trả trước bạn nên biết

Trên đây là toàn bộ những thông tin, kiến thức về BOM là gì, phân loại ra sao, có lợi ích như thế nào? Hy vọng những chia sẻ của Xuyên Việt media về kiến thức kinh doanh sẽ hữu ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *