Dãy bit là gì?

Dãy bit là gì

Dãy bit là gì? Chắc hẳn những ai đã từng sử dụng máy tính đều đã nghe qua về dãy bit, nhưng vẫn còn đang mơ hồ chưa hiểu rõ về dãy bit và cách biểu diễn dãy bit như thế nào ở trên máy tính. Hãy cùng Xuyên Việt Meida đi tìm lời giải đáp cho khái niệm này dưới đây nhé!

Khái niệm dãy bit

Dãy bit là dãy gồm những ký hiệu 0 và 1. Ngoài tên gọi còn có tên gọi Binary Digit, thì dãy bit còn được gọi với tên khác là dãy nhị phân.

Dãy bit được biểu hiện bằng những ký hiệu 0 và 1 ở trên máy tính
Dãy bit được biểu hiện bằng những ký hiệu 0 và 1 ở trên máy tính

>> Tìm hiểu Tìm hiểu 9 phần mềm chỉnh sửa ảnh phổ biến hiện nay

Phân biệt sự khác nhau giữa bit và byte

Bit là tên được viết tắt của cụm từ Binary Digit dùng để đo tốc độ truyền tải của thông tin qua mạng viễn thông. Đây chính là đơn vị cơ bản của thông tin, được tính theo hệ cơ số nhị phân là (0 và 1).

Tuy nhiên, trên thực tế thì bit là đơn vị nhỏ nhất được dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Song, hệ số nhị phân đã trở thành một phần kiến tạo căn bản trong máy tính ngày nay. Bên cạnh đó, ngôn ngữ giao tiếp cấp thấp vẫn sử dụng hệ đếm cơ số hai này.

Bit là đơn vị nhỏ nhất biểu hiện thông tin trên máy tính
Bit là đơn vị nhỏ nhất biểu hiện thông tin trên máy tính

Byte là đơn vị lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ của máy tính. Nếu xét về phương diện thông tin trong máy tính, thì bit là đơn vị nhỏ nhất, còn byte là đơn vị có bộ nhớ nhỏ nhất trong việc xử lý thông tin. Byte được sử dụng để mô tả dãy số bit cố định, do Werner Buchholz đã đưa ra trong thời gian ban đầu thiết kế.

1 byte = 8 bit, được biểu thị dưới 256 giá trị khác nhau từ (2^8) = 256 hoặc số phải có dấu từ -128 đến 127. Tuy nhiên, ở một số máy tính cũ hơn như IBM 1401 thì chỉ được dùng 6 bit trong một byte. Đến cuối năm 1956, thì quy chuẩn về byte 8 bit mới được thiết lập.

Byte là đơn vị lưu trữ dữ liệu được sử dụng để mô ta dãy số bit cố định
Byte là đơn vị lưu trữ dữ liệu được sử dụng để mô ta dãy số bit cố định

Dãy bit được sử dụng để làm gì?

Như đã nói qua ở trên, dãy bit được xem là một ngôn ngữ riêng trong lập trình. Bởi, đối với những chữ cái, ký tự thông thường, máy tính sẽ không thể hiểu được. Muốn máy tính hiểu được các thông tin đó, bắt buộc phải có một quy trình chuyển hóa các thông tin thành dãy số bao gồm các số 0 và 1. Mỗi ký tự các bạn nhìn thấy và đọc hiểu sẽ tương ứng với một chữ số nhị phân 0 hoặc 1.

Bởi vậy, máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn thông tin. Các thông tin ở đây bao gồm: Ký tự, giá trị của các con số, văn bản, âm thanh, hình ảnh,…

Ví dụ:  Dãy “1001000110100101000001010011111010111001010100000” là một cách biểu thị của cụm “HI sue ”.

Các dãy bit được sử dụng như một ngôn ngữ lập trình riêng
Các dãy bit được sử dụng như một ngôn ngữ lập trình riêng

Cách biểu diễn thông tin trong máy tính như thế nào?

Mọi dữ liệu đều phải được mã hóa thành số nhị phân trước khi đưa vào máy tính. Do có ưu điểm dễ dàng thực hiện về mặt vật lý, tính toán đơn giản, ví dụ như trên các mạch điện tử, hệ nhị phân đã trở thành một phần kiến tạo cơ bản trong máy tính. Hệ nhị phân thường được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng, sử dụng hai ký số 0 và 1.

Các hệ đếm

Decimal system (Hệ thập phân ) : con người sử dụng.

Binary system ( Hệ nhị phân ) : máy tính sử dụng.

Octal system ( Hệ hệ bát phân ) : dùng để viết rút gọn lại số nhị phân.

Hexadecimal system ( Hệ thập lục ) : dùng để viết rút gọn lại số nhị phân.

Số nhị phân

Số nhị phân được viết tắt là BIT. Trong thuật ngữ của máy tính, bit có nghĩa là số 0 hoặc số 1.

Số nhị phân bao gồm n bit thì được gọi là số n-bit.

Số 3-bit có 23 = 8 có giá trị từ (0 đến 7), số n-bit có 2n có giá trị (0 đến 2n-1).

>> CPU là gì?

Sử dụng dãy bit trên máy tính có những ưu điểm gì?

Do những ưu điểm của các phép tính đơn giản dễ thực hiện trong vật lý, chẳng hạn như mạch điện tử, hệ nhị phân đã trở thành một khối xây dựng cơ bản của máy tính hiện đại.

Máy tính là một loại thiết bị nhỏ có bộ vi xử lý hoạt động như một đơn vị xử lý trung tâm. Nó bao gồm một bộ xử lý tối thiểu, bộ nhớ và các mạch đầu vào/đầu ra được gắn trên một bảng mạch in duy nhất.

Màn hình, bàn phím và các thiết bị đầu vào và đầu ra khác có thể được tích hợp hoặc tách rời. Bộ nhớ máy tính ở dạng RAM và ít nhất một thiết bị sao lưu bộ nhớ dễ bay hơi khác thường được liên kết với CPU trên một bus hệ thống trong một đơn vị.

Các thiết bị khác tạo nên một hệ thống máy tính hoàn chỉnh, bao gồm pin, bộ nguồn, bàn phím và các thiết bị đầu vào/đầu ra khác nhau (máy in, màn hình, thiết bị HMI) được sử dụng để truyền thông tin giữa các nhà khai thác.

Máy tính siêu nhỏ được thiết kế để chỉ phục vụ từng người dùng trong một thời điểm nhất định, mặc dù chúng thường có thể được sửa đổi bằng phần mềm hoặc phần cứng để phục vụ nhiều người dùng cùng một lúc. Các máy tính lớn như máy tính mini, máy tính lớn và siêu máy tính chiếm các tủ lớn hoặc thậm chí các phòng dành riêng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin giải đáp Dãy bit là gì? Thông qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp được phần nào thắc mắc và nắm thêm được những kiến thức cơ bản về dãy bit mà Xuyên Việt Media vừa chia sẻ trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *