Google là nền tảng tìm kiếm thông tin lớn nhất hiện nay. Và để mang tới những trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng, Google luôn nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện cách xếp hạng thông tin. Mới đây, Dwell Time là một yếu tố được nhiều người chú ý trong xếp hạng Google. Vậy Dwell là gì? Dwell Time là gì? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu điều đó trong bài viết này nhé.
Dwell là gì?

Dwell trong tiếng Anh thường được hiểu với nghĩa là sự ngừng lại đều đặn của máy, sự chững lại. Nó thường được dùng với ý nghĩa sự dừng lại, sự chững lại của một chủ thể nào đó.
Vậy động từ này có ý nghĩa như thế nào trong SEO? Để hiểu hơn, hãy cùng tìm hiểu đến một khái niệm liên quan khác là Dwell Time nhé.
Dwell Time là gì?
Khái niệm Dwell Time là gì?

Dwell Time có nghĩa là thời gian dừng của một chủ thể nào đó, ở đâu đó! Trong lĩnh vực Marketing online, đây là một thuật ngữ đặc biệt quan trọng. Nó được hiểu là thời gina mà người dùng dành để xem trang sau khi họ click vào liên kết trên trang SERP trước khi quay lại trang tìm kiếm lần nữa.
Ví dụ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ Dwell Time là gì:
Chẳng hạn bạn tìm kiếm từ khóa: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO trên Google và truy cập vào link của Xuyên Việt Media. Bạn dừng lại đọc bài viết của Xuyên Việt Media trong 5 phút, sau đó quay trở lại trang kết quả tìm kiếm của Google. Lúc này, 5 phút chính là Dwell Time của bạn trên Xuyên Việt Media.
Ý nghĩa của Dwell Time trong SEO là gì?

Nhìn chung, thời gian người dùng dừng lại ở 1 trang càng lâu chứng tỏ nội dung trang đó càng hữu ích đối với họ. Ngược lại, khi website không thể đáp ứng mong muốn của họ khi tìm kiếm, họ sẽ nhanh chóng rời đi.
Do đó, Dwell Time được xem là một yếu tố quan trọng trong xem xét, đánh giá chất lượng của content. Tuy nhiên, chỉ số này không phải lúc nào cũng chính xác. Nó chỉ là một sự khái quát hóa vấn đề mà thôi.
Nguyên nhân là do thời gian dừng của một người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Như:
- Tốc độ tải của website;
- Độ dài ngắn của bài viết là bao nhiêu;
- Mong muốn tìm hiểu thông tin của người dùng nhiều hay ít;
Nhưng chắc chắn, Dwell Time là một trong những giá trị quan trọng để Google thu thập thông tin. Từ đó, đưa ra những đánh giá, xếp hạng cụ thể về các website trong cùng một kết quả tìm kiếm.
Ví dụ về Dwell Time trong từng lĩnh vực
1. Dwell Time trong SEO
- Tình huống: Một người tìm kiếm “cách làm bánh mì tại nhà” trên Google và nhấp vào bài viết của bạn. Họ dành 5 phút đọc hướng dẫn, xem hình ảnh và video bạn cung cấp, sau đó rời đi mà không quay lại trang tìm kiếm.
- Ý nghĩa: Dwell Time cao (5 phút) cho thấy nội dung của bạn hấp dẫn, hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Google có thể đánh giá đây là tín hiệu tích cực, giúp cải thiện thứ hạng bài viết.
- Ví dụ ngược lại: Người dùng nhấp vào bài viết nhưng chỉ lướt qua 10 giây rồi quay lại Google để tìm kết quả khác. Dwell Time thấp (10 giây) có thể báo hiệu nội dung không đủ chất lượng hoặc không liên quan, làm giảm thứ hạng SEO.
2. Dwell Time trong quảng cáo trực tuyến
- Tình huống: Bạn chạy quảng cáo trên Facebook dẫn đến một trang sản phẩm giày thể thao. Người dùng nhấp vào quảng cáo, dành 3 phút xem chi tiết sản phẩm, đọc đánh giá, và thêm vào giỏ hàng trước khi rời đi.
- Ý nghĩa: Dwell Time cao cho thấy trang đích (landing page) của bạn thu hút và giữ chân người dùng, tăng khả năng chuyển đổi. Nền tảng quảng cáo có thể ưu tiên hiển thị quảng cáo của bạn hơn.
- Ví dụ ngược lại: Người dùng nhấp vào quảng cáo nhưng thoát ngay sau 5 giây vì trang tải chậm hoặc không đúng như kỳ vọng. Dwell Time thấp làm giảm hiệu quả chiến dịch quảng cáo.
3. Dwell Time trong email marketing
- Tình huống: Bạn gửi một email quảng bá với liên kết đến một bài blog về “cách chăm sóc da mùa đông”. Người nhận nhấp vào liên kết và dành 4 phút đọc bài, xem các sản phẩm gợi ý, trước khi đóng tab.
- Ý nghĩa: Dwell Time cao cho thấy nội dung trong email và trang đích đủ hấp dẫn, tăng khả năng họ sẽ quay lại mua sản phẩm hoặc tương tác tiếp.
4. Dwell Time trong mạng xã hội
- Tình huống: Bạn đăng một bài viết trên Instagram với liên kết dẫn đến một bài viết về “10 mẹo du lịch tiết kiệm”. Người dùng nhấp vào liên kết qua bio hoặc Stories, dành 6 phút đọc và thậm chí bình luận trên bài viết.
- Ý nghĩa: Dwell Time dài cho thấy nội dung chất lượng, giúp tăng tương tác và khả năng Instagram ưu tiên hiển thị nội dung của bạn.
Dwell Time thế nào là tốt?

Rất khó để trả lời chính xác câu hỏi này. Như đã nói, Dwell Time phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là những yếu tố dưới đây:
- Sự thích hợp;
- Loại nội dung;
- Truy vấn tìm kiếm mà người dùng sử dụng để truy cập vào website của bạn;
- Xu hướng theo mùa;
Chính vì vậy, bạn nên cải thiện chất lượng website để mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng tìm hiểu sâu hơn về điều đó với những nội dung dưới đây nhé.
Những yếu tố tác động đến Dwell Time là gì?
Rất nhiều người quản trị đang than phiền chỉ số Dwell Time trên website của mình quá thấp. Những yếu tố liên quan dưới đây sẽ giúp bạn có hướng cải thiện chỉ số này.
Tính thân thiện của website đối với các thiêt bị của người dùng

Hiện tại, mọi người sử dụng rất nhiều thiết bị khác nhau để online, truy cập internet. Như laptop, desktop, tablet, điện thoại… Trong đó, điện thoại thông minh chính là thiết bị có lưu lượng người dùng, lượt truy cập cao nhất, lên tới gần 80% trên toàn cầu.
Chính vì vậy, bạn cần chú ý tối ưu hóa thông tin trên website của mình cho nhiều thiết bị khác nhau. Vì khi truy cập, nếu thấy nội dung không tương thích tốt, hầu hết người dùng sẽ rời đi nhanh chóng để tìm thông tin trên 1 web tốt hơn. Đây chính là yếu tố khiến Dwell thấp.
Thời gian download trang nhanh hay chậm
Một khảo sát cho thấy, chỉ với 3 giây không truy cập được vào trang, người dùng có xu hướng thoát. Họ sẽ quay trở lại SERP để tìm kiếm một kết quả khác, tối ưu hơn.
Khi video, ảnh trên trang load chậm, người dùng cũng cảm thấy khó chịu. Lúc này, nguy cơ họ từ bỏ trang của bạn là rất cao.

Chính vì vậy, tốc độ tải trang là một trong những yếu tố cần xem xét khi bạn muốn tối ưu Dwell Time. Khi tốc độ tải trang nhanh, người dùng sẽ hài lòng hơn, dừng lại lâu hơn. Đặc biệt, khả năng họ xem thêm những bài được điều hướng trên trang của bạn cũng rất cao đấy.
Các thẻ mô tả của bài viết
Trên SERP, Title và Meta là thông tin đầu tiên người dùng có thể nhìn thấy về website của bạn. Và nó chính là yếu tố thu hút, thuyết phục họ click vào đường link.
Tuy nhiên, khi truy cập vào website họ sẽ xem các thẻ mô tả để biết nội dung của bài viết là gì. Do đó, hãy chú ý để khái quát bài viết của mình thật tốt thông qua các thẻ tiêu đề.
Chất lượng, thông tin bài viết cung cấp cho người dùng
Nếu bạn đang thắc mắc yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới Dwell Time là gì, đó chính là chất lượng của content. Hiện tại, rất nhiều website vẫn sử dụng những content sơ sài, không có thông tin đầy đủ. Khi đó, dù SEO tốt, nó chỉ được người dùng click vào chứ không thể giữ chân họ.
Lời khuyên dành cho bạn là nên tạo ra những bài viết chất lượng. Không chỉ có câu từ hay thu hút, nó còn cần trả lời được những câu hỏi cần thiết, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Lúc này, chắc chắn website của bạn sẽ được yêu thích hơn, người dùng ở lại lâu hơn.
Những mẹo nhỏ giúp tăng Dwell Time nhanh chóng
Áp dụng công thức PPT

Nếu bạn muốn người dùng dành thêm nhiều thời gian trên trang của mình, hãy thu hút họ. Lúc này công thức PPT chính là phương phpas hiệu quả nhất.
Trong dòng đầu tiên của trang, hãy cung cấp cho người dùng bản xem trước ngắn gọn về nội dung bạn mang đến. Nó cho phép người dùng biết rằng, nội dung của bạn có chính xác là những gì họ đang tìm kiếm hay không.
Nhúng video vào bài viết của bạn
Video là cách đơn giản để tiếp cận và giữ chân người dùng ở lại. Một số website đã tăng thời gian dừng lên nhiều lần chỉ nhờ thủ pháp này.
Bạn có thể sử dụng video thay cho 1 đoạn văn bản, sử dụng 1 video liên quan đến nội dung… Điều này có tác động rất tốt tới Dwell Time đấy.
Cung cấp những nội dung dài hơn
Viết một nội dung dài, đầy đủ thông tin là phép toán đơn giản nhất cho câu hỏi: Cách tăng Dwell Time là gì. Thời gian để đọc 1 bài viết 500 từ chắc chắn là ngắn hơn nhiều so với bài viết 3.000 từ.
Tuy nhiên, đừng cố nhồi nhét những nội dung nhảm nhí, ngôn từ vô nghĩa vào bài viết. Thay vì vậy, hãy tạo ra một bài viết chuyên sâu trong chủ đề. Nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực gần như ngay lập tức.
Dwell time, Bounce rate và Time on page có gì khác biệt?
Hiện nay có không ít người nhầm lẫn 3 chỉ số này với nhau, đặc biệt là các SEOer newbie. Để bạn có cái nhìn chính xác về Dwell time, Bounce rate và Time on page dưới đây chúng tôi đã tổng hợp sự khác biệt giữa 3 chỉ số này, cụ thể:
Dwell time
Chỉ số biểu thị khoảng thời gian người dùng click 1 website ở các công cụ tìm kiếm, sau đó quay trở lại trang SERP.

Bounce rate
Chỉ số biểu thị tỷ lệ phần trăm single page session (các phiên đơn trang). Ví dụ người dùng ghé thăm một trang rồi rời đi bằng cách trở lại trang SERP hoặc đống trang. Nếu người dùng rời đi sau lượt xem trang tiên thì đó là bounce rate.

Time on page
Đây là chỉ số biểu thị thời gian người dùng ghé thăm một trang cụ thể ở website trước khi chuyển đến nơi khác. Có thể là SERP hoặc một trang khác tại website của bạn.

Nhìn chung thì 2 chỉ số Time on page và Bounce rate có thể dễ dàng kiểm tra trên Google Analytics. Còn chỉ số Dwell time sẽ khó tìm hơn. Hiện nay rất ít công cụ cung cấp và hỗ trợ để SEOer kiểm tra chỉ số Dwell time.
> Xem thêm: Network key là gì? tại sao phải sử dụng Network key
Lời kết

Như vậy, Xuyên Việt Media đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Dwell là gì, Dwell Time là gì. Nếu bạn đang muốn cải thiện chỉ số Dwell Time của mình, hãy liên hệ ngay với Xuyên Việt Media để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Dịch vụ quản trị website trọn gói của chúng tôi sẽ giúp bạn làm được điều đó.