Lãi suất cơ bản (BASE RATE) của các tổ chức tín dụng là gì ?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Vậy lãi suất cơ bản là gì? Khái niệm của lãi suất cơ bản là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây.

Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản và tổ chức tín dụng là gì?

Lãi suất cơ bản là gì?

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao hơn 1.5 lần lãi suất cơ bản.

Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 02 tháng 8 năm 2000 theo Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN được áp dụng từ ngày 05/8/2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/năm (Theo Quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008). Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm.

Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Fed Funds Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) của Anh, Tokyo Inter-Bank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate của Liên minh châu Âu. Các lãi suất trên đôi khi cũng được dịch sang tiếng Việt là lãi suất cơ bản.

Các loại lãi suất?

Lãi suất cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với mục đích và điều kiện sử dụng để tránh tình trạng lạm dụng lãi suất. Những loại lãi suất quen thuộc nhất có thể kể đến như là: lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất cho vay cơ bản, lãi suất cho vay ngân hàng, lãi suất tín dụng, lãi suất chiết khấu…. Những loại lãi suất này sẽ được chia ra dựa theo các căn cứ khác nhau.

Lãi suất cơ bản
Khái niệm về lãi suất cơ bản

Căn cứ vào tính chất khoản vay

Bao gồm những loại lãi suất cơ bản nhất được ngân hàng áp dụng cho khách hàng khi muốn vay tín dụng.

  • Lãi suất cơ bản: được áp dụng chung, làm cơ sở để ấn định các mức lãi suất phát sinh cho các dịch vụ tín dụng khác của ngân hàng.
  • Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng: lãi suất sinh ra mà ngân hàng phải trả cho khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng.
  • Lãi suất cho vay ngân hàng (lãi suất tín dụng): người vay tiền phải trả cho ngân hàng khi vay. Được chia thành nhiều mức lãi dựa theo hình thức vay là vay kinh doanh, trả góp, vay qua thẻ tín dụng, vay ngắn hạn…
  • Lãi suất chiết khấu ngân hàng: áp dụng khi một cá nhân xin vay dưới dạng chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ cá giá trị. Được tính với tỷ lệ phần trăm theo mệnh giá thương phiếu, khấu trừ ngay từ ban đầu khi nhận tiền vay.
  • Lãi suất tái chiết khấu: được ngân hàng Trung Ương áp dụng đối với các ngân hàng thương mại khi cho vay tái chiết khấu dưới dạng thương phiếu và giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán.
  • Lãi suất liên ngân hàng: áp dụng khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau qua quan hệ cung cầu vốn. Lãi suất liên ngân hàng được quy định bởi Ngân hàng Trung Ương, phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường và tỷ trọng sử dụng vốn.

Căn cứ giá trị thực

Dựa theo giá trị của khoản vay, người ta cũng chia lãi suất thành 2 loại.

  • Lãi suất danh nghĩa: được tính theo giá trị danh nghĩa, chưa bao gồm chỉ số tác động của lạm phát và công bố trên hợp đồng tín dụng.
  • Lãi suất thực tế: được điều chỉnh từ lãi suất danh nghĩa, và những tác động của lạm phát thời điểm đó.
  • Lãi suất cố định: Cố định trước và trong thời gian vay, có thể biết trước để người vay tiền có thể quyết định vay hay không. Tuy vậy lãi suất cố định lại hạn chế khi không được thay đổi trong thời gian mặc cho những biến động của lãi suất thị trường.
  • Lãi suất thả nỗi: Ngược lại với lãi suất cố định, khi có thể thay đổi tùy theo lãi suất thị trường trong thời hạn vay tín dụng. Nhược điểm là có thể nhận rủi ro, nhưng cũng có khi có lợi.

Căn cứ loại tiền cho vay

  • Lãi suất nội tệ: lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ.
  • Lãi suất ngoại tệ: lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ.
Lãi suất cơ bản
Định nghĩa về lãi suất cơ bản

Tham khảo thêm:

  • Lãi suất kép là gì? Cách tính và ứng dụng hiệu quả nhất năm 2022
  • Lãi suất đơn là gì? Công thức tính lãi đơn và các dạng toán lãi đơn

Lời kết:

Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích của lãi suất cơ bản và khái niệm của chúng giúp bạn đọc có thêm tầm hiểu biết sâu xa hơn về cách tính lãi suất cơ bản. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *