Mạng cục bộ là gì: Khái niệm, ứng dụng

Mạng cục bộ là gì

Mạng cục bộ là gì? Mạng cục bộ là từ khóa chắc hẳn ai cũng từng nghe qua. Đây là một mạng internet giúp kết nối các thiết bị giao tiếp được với nhau. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các chức năng cũng như ưu, nhược điểm của mạng cục bộ được rõ hơn. Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu cụ thể.

Mạng cục bộ là gì?

Mạng cục bộ hay còn gọi là mạng LAN (Local Area Network) cho phép các thiết bị kết nối và giao tiếp với nhau để chia sẻ dữ liệu. Kết nối này được thực hiện thông qua cáp LAN hoặc kết nối WiFi trong một khu vực địa lý giới hạn như văn phòng, trong nhà, khuôn viên,…

Mạng LAN yêu cầu cáp Ethernet và thiết bị chuyển mạch Lớp 2 cùng với các thiết bị có thể kết nối và giao tiếp bằng Ethernet. Các mạng LAN lớn hơn thường bao gồm bộ chuyển mạch hoặc bộ định tuyến Lớp 3 để hợp lý hóa các luồng lưu lượng.

Mạng cục bộ cho phép các thiết bị máy tính kết nối được với nhau để chia sẻ dữ liệu
Mạng cục bộ cho phép các thiết bị máy tính kết nối được với nhau để chia sẻ dữ liệu

Mạng cục bộ cho phép người dùng kết nối với các máy chủ nội bộ, các trang web và các mạng LAN khác thuộc cùng một mạng diện rộng (WAN). Ethernet và WiFi là hai cách chính để kích hoạt kết nối LAN. Ethernet cho phép các máy tính giao tiếp với nhau. WiFi sử dụng sóng vô tuyến ở phổ tần 2.4Ghz và 5.0GHz để kết nối các máy tính với mạng LAN.

Mạng cục bộ có chức năng gì

Mạng cục bộ là mạng máy tính gần như được thiết lập trong tất cả các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,… Ứng dụng mạng cục bộ chính là để các máy tính trong cùng hệ thống có thể chia sẻ, sử dụng tài nguyên nhanh chóng, dễ dàng hay truy cập Internet. Bên cạnh đó, còn kết nối để truyền lệnh đến các thiết bị ngoại vi là máy in, máy scan, máy fax,…

Hệ thống mạng LAN đem tới rất nhiều tiện ích, trở thành mạng máy tính thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Mạng cục bộ mang lại nhiều lợi ích được sử dụng ngày càng phổ biến
Mạng cục bộ mang lại nhiều lợi ích được sử dụng ngày càng phổ biến

Ưu điểm và hạn chế của mạng cục bộ 

Sau khi đã tìm hiểu về mạng cục bộ là gì, Xuyên Việt Media xin được tổng kết lại những ưu và nhược điểm chính của hệ thống mạng này như sau:

Ưu điểm

  • Chia sẻ, truyền tải dữ liệu giữa các máy tính, thiết bị ngoại vi với tốc độ cao.
  • Độ bảo mật của mạng LAN nội bộ khá tốt, phù hợp để làm mạng doanh nghiệp.
  • Băng thông lớn nên có thể chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối thông qua mạng như các cuộc hội thảo, chiếu phim…
  • Lắp đặt đơn giản, chi phí thấp, dễ quản lý, có thể mở rộng khi cần.
Mạng cục bộ giúp chia sẻ, truyền tải dữ liệu nhanh chóng
Mạng cục bộ giúp chia sẻ, truyền tải dữ liệu nhanh chóng

Nhược điểm

Bị giới hạn về phạm vi truyền dẫn, chỉ sử dụng ở quy mô hẹp.

Các mô hình liên kết mạng LAN phổ biến

Cấu trúc liên kết mạng phác thảo cách các thiết bị trong mạng LAN được kết nối, cũng như cách dữ liệu được truyền từ nút này sang nút khác. Các cấu trúc liên kết phổ biến bao gồm:

Mạng hình sao (Star Topology)

Máy chủ làm trung tâm quản lý mọi hoạt động của các máy trạm xung quanh. Mỗi máy trạm đóng vai trò một nút thông tin. Nếu một nút thông tin hỏng, hệ thống vẫn vận hành bình thường. Nhưng nếu máy chủ gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Mạng dạng vòng (Ring Topology)

Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.

Ưu điểm của mạng dạng vòng là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên. Nhược điểm là đường dây phi khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.

Các mô hình mạng cục bộ
Các mô hình mạng cục bộ

Mạng định tuyến (Linear Bus Topology)

Ở mô hình mạng cục bộ LAN này, các máy tính được ghép nối với nhau trên một đường trục dây cáp chính, hai đầu dây được bịt lại bởi thiết bị terminator. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm chiều dài cáp, dễ lắp đặt nhưng cũng dễ bị nghẽn mạng nếu phải truyền dữ liệu quá lớn.

Nguyên lý hoạt động của mạng LAN

Chức năng của mạng LAN là liên kết các máy tính với nhau. Và cung cấp quyền truy cập được chia sẻ vào máy in, tệp và các dịch vụ khác. Cấu trúc mạng cục bộ được phân loại là mạng ngang hàng (peer-to-peer) hoặc máy khách-máy chủ (client-server). Trên mạng cục bộ máy client-server, nhiều thiết bị máy khách được kết nối với một máy chủ trung tâm. Trong đó quyền truy cập ứng dụng, quyền truy cập thiết bị, lưu trữ tệp và lưu lượng mạng được quản lý.

Các ứng dụng chạy trên máy chủ mạng LAN sẽ cung cấp các dịch vụ như truy cập cơ sở dữ liệu, chia sẻ tài liệu, email và in ấn. Các thiết bị trên mạng LAN peer-to-peer sẽ chia sẻ dữ liệu trực tiếp tới bộ chuyển mạch. Hoặc bộ định tuyến mà không cần sử dụng máy chủ trung tâm.

Các mạng LAN có thể kết nối với các mạng LAN khác thông qua các đường truyền và dịch vụ thuê riêng hoặc kết nối qua Internet bằng cách sử dụng các công nghệ mạng riêng ảo. Hệ thống mạng LAN được kết nối thế này được phân loại là WLAN.

>> Vndirect là gì?

Lời kết

Trên đây là những thông tin giải đáp về mạng cục bộ là gì? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn nắm bắt được những ưu, nhược điểm và nguyên lý hoạt động của mạng cục bộ. Xuyên Việt Media thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về đa dạng các lĩnh vực, hãy truy cập website: https://xuyenvietmedia.com/ để bổ sung thêm nhiều kiến thức mới mẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *