Nguyên tắc giá gốc: Khái niệm, cách vận dụng

Cùng tìm hiểu nguyên tắc giá gốc là gì nhé

Khái niệm nguyên tắc giá gốc được nhắc đến thường xuyên trong công việc kế toán. Nó giúp ích cho việc lên bảng giá thành, xây dựng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Vậy nguyên tắc giá gốc là gì? Nó được ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu với Xuyên Việt Media nhé.

Nguyên tắc giá gốc là gì?

Nguyên tắc giá gốc còn được gọi là Cost Principle. Hiểu một cách đơn giản, nó chính là tài sản được ghi nhận dựa trên giá gốc của sản phẩm. Giá gốc của tài sản sẽ được xác định bằng số tiền hoặc khoản lương tương đương với tiền đã trả, phải trả được tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó ở thời điểm được ghi nhận. Mức giá này được đánh giá theo tình hình thực tế của thị trường.

Nguyên tắc giá gốc được áp dụng rất nhiều trong kế toán
Nguyên tắc giá gốc được áp dụng rất nhiều trong kế toán

Ví dụ thực tế để hiểu về khái niệm này:

Giả sử vào ngày 1/1/2023, 1 lô hàng được công ty nhập vào kho với giá trị 100 triệu đồng và chưa xuất kho. Tuy nhiên, đến ngày 31/1/2023, lô hàng này bị giảm giá theo giá thị trường, chỉ còn lại 90 triệu đồng mà thôi. Thì theo nguyên tắc giá gốc, kế toán sẽ vẫn ghi nhận giá trị của lô hàng trên các sổ sách kế toán là 100 triệu đồng.

Xem thêm:  Mô hình PEST là gì? Vai trò phân tích các yếu tố quan trọng

>>> Tìm hiểu phần mềm họp online là gì?

Ý nghĩa của nguyên tắc giá gốc là gì?

Nguyên tắc này được dùng với ý nghĩa đảm bảo tính chính xác, minh bạch của các thông tin kế toán. Đồng thời, ngăn chặn việc kế toán doanh nghiệp phóng đại giá trị của tài sản, đối tượng kế toán khác trong doanh nghiệp nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân mình.

Tìm hiểu về cách thức hoạt động của nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc này được sử dụng như thế nào trong kế toán?

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS, nguyên tắc kế toán giá gốc sẽ được quy định bởi một số điều sau:

  • Tài sản phải được ghi nhận theo giá trị gốc của sản phẩm, tức là giá trị mà doanh nghiệp đã chi trả để sở hữu tài sản đó.
  • Khi giá trị của tài sản giảm đi, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu hao, hoặc giảm giá của tài sản để phản ánh giá trị thực tế của nó.
  • Khi giá trị của tài sản tăng, doanh nghiệp không được phép tăng giá trị của nó để phản ánh giá trị cao hơn thực tế.
  • Khi có việc chuyển nhượng tài sản, giá trị được xác định dựa trên giá trị gốc của tài sản đó.
  • Khi tài sản bị hư hỏng, mất mát, hư hao do điều kiện khách quan, doanh nghiệp phải ghi nhận giá trị bằng giá trị còn lại sau khi trừ khấu hao hoặc giảm giá.
Xem thêm:  Vốn đầu tư công là gì? Phân loại và các nhân tố ảnh hưởng
Nó áp dụng vào chi phí ban đầu doanh nghiệp bỏ ra để có được sản phẩm
Nó áp dụng vào chi phí ban đầu doanh nghiệp bỏ ra để có được sản phẩm

Áp dụng nguyên tắc giá gốc, giá trị của các công cụ dụng cụ, tài sản cố định, nguyên liệu… sẽ được xác định dựa vào mức giá gốc của nó chứ không phải giá thị trường ở thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.

Công thức tính giá gốc và những chi phí liên quan

Công thức tính giá gốc:

Giá gốc = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp đến đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng – Chiết khấu giảm giá (nếu có)

Các chi phí trực tiếp liên quan đến nguyên tắc giá gốc như sau:

  1. Chi phí chuẩn bị mặt bằng;
  2. Lệ phí trước bạ (đối với xe ô tô);
  3. Chi phí vận chuyển;
  4. Chi phí nâng cấp;
  5. Chi phí lắp đặt và chạy thử;
  6. Chi phí thuê, mời chuyên gia;

>>> Nguyên tắc Smarter là gì?

Những vấn đề thường gặp khi áp dụng nguyên tắc giá gốc

Hiện tại, nguyên tắc này vẫn được áp dụng rộng rãi trong kinh tế. Các doanh nghiệp vẫn áp dụng nó trong hoạt động kế toán, kiểm kê tài sản.

Tuy nhiên, cũng có 1 số vấn đề phát sinh khi áp dụng nguyên tắc này. Cụ thể, cùng tìm hiểu về những bất cập đó nhé:

Không tính được lạm phát hoặc giảm giá

Tuy phổ biến , nguyên tắc giá gốc vẫn có một số nhược điểm
Tuy phổ biến , nguyên tắc giá gốc vẫn có một số nhược điểm

Điều này có thể làm sai giá trị của hàng hoá trong các bản đánh giá. Khi mà giá trị của tiền tệ, tài sản thay đổi dần theo thị trường, các đợt lạm phát hay suy thoái kinh tế.

Xem thêm:  Spam là gì? Cách chặn Spam hiệu quả

Không cung cấp các dấu hiệu về giá trị hiện tại của tài sản

Khi sử dụng nguyên tắc giá gốc trong hoạt động kinh tế, giá trị tài sản được xác định dựa trên giá trị ban đầu mà doanh nghiệp phải trả để sở hữu tài sản đó. Điều này thực tế không phản ánh được giá trị thực ở thời điểm xem xét của tài sản đó.

Nguyên tắc giá gốc không cung cấp giá trị thực của tài sản

Điều này khiến rất nhiều thông tin liên quan bị ảnh hưởng. Không chỉ không phản ánh giá trị thực tế của tài sản, nó còn không thể phản ánh được sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

>>> Chính vì vậy, kế toán cần phải hiểu rõ được các giới hạn mà nguyên tắc giá gốc có. Từ đó, sử dụng thêm các nguyên tắc khác để đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong việc kế toán, xác thực các tài sản khác nhau của doanh nghiệp.

Lời kết

Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên tác giá gốc
Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên tác giá gốc

Như vậy, Xuyên Việt Media đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc giá gốc trong nghiệp vụ kế toán cũng như đặc điểm của nó. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *