Phá sản là gì? Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

pha-san-la-gi

Phá sản là gì? Trong luật pháp, tuyên bố phá sản bao gồm những điều lệ gì? Khi bắt tay vào kinh doanh, trước tiên, bạn nên tìm hiểu trước về pháp luật để đảm bảo nắm rõ, tuân thủ và không phạm pháp. Trong bài viết sau đây, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm phá sản là gì?

Phá sản là gì?

pha-san-la-gi
Phá sản là gì?

Phá sản là thuật ngữ xuất hiện trong các văn bản, pháp lý, ám chỉ việc làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp, nói về tình trạng không thể cứu vãn nổi. 

Theo điều 2 của Luật phá sản 2014, doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án. Để xem xét 1 doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, căn cứ theo 2 yếu tố sau:

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn thanh toán. 
  • Doanh nghiệp bị tòa án tuyên bố phá sản. 

Các loại phá sản 

cac-loai-hinh-pha-san
Các loại hình phá sản

Phân loại các loại phá sản căn cứ theo tính chất, có các loại sau:

  • Phá sản trung thực: Đây được xem là loại phá sản do các nguyên nhân có thực gây ra. 
  • Phá sản không trung thực: Là hình thức phá sản do người kinh doanh sắp đặt trước, sử dụng các bằng chứng, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của chủ nợ. 

Phá sản không trung thực chắc là loại hình không đúng pháp luật, hay nói cách khác là phạm pháp và không được công nhận. Thường trường hợp này xảy ra khi các chủ doanh nghiệp muốn tước đoạt tài sản hoặc trốn nợ. 

Vì thế, công ty, doanh nghiệp muốn tuyên bố phá sản cũng cần phải đáp ứng đúng và đủ những yêu cầu được pháp luật công nhận. 

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

doanh-nghiep-tuyen-bo-pha-san
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, bị toà án ra quyết định phá sản. Dưới đây là các trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản:

  • Doanh nghiệp bị toà án tuyên bố phá sản dựa theo thủ tục rút gọn của điều 105 Luật phá sản 2014. 
  • Trường hợp thứ 2 là khi Hội nghị chủ nợ tổ chức không thành. 
  • Trường hợp thứ 3 là khi hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết với nội dung đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản. 
  • Thứ 4 là khi hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết, có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. 

Thông tin pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp được biết là cơ sở pháp lý dùng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phá sản của doanh nghiệp. Phá sản doanh nghiệp được biết là thủ tục tư pháp, dưới quy định của Luật phá sản

Phạm vi điều chỉnh của luật phá sản doanh nghiệp bao gồm trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và thủ tục phá sản. Trong đó, có xác định nghĩa vụ tài sản, biện pháp bảo toàn tài sản giải quyết phá sản, thủ tục phục hồi, tuyên bố phá sản. 

Đối tượng áp dụng luật phá sản doanh nghiệp bao gồm cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

Quy trình giải quyết phá sản doanh nghiệp

phap-luat-ve-pha-san
Quy định pháp luật về phá sản

Đối với quy trình giải quyết phá sản doanh nghiệp được thực hiện đi đến tuyên bố cụ thể theo trình tự 6 bước sau đây:

  • Bước 1: Là những người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Địa chỉ nộp đơn tại các Toà án có thẩm quyền. 
  • Bước 2: Đơn vị có thẩm quyền thực hiện xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 
  • Bước 3: Tiếp theo là mở thủ tục phá sản sau khi đã được thông qua. 
  • Bước 4: Họp hội nghị chủ nợ.
  • Bước 5: Tiến hành phục hồi doanh nghiệp. 
  • Bước 6: Toà án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản với tổng thể các thành viên và các cổ đông. 

Trên đây là những bước cơ bản, đơn giản có thể giải quyết. Không phải lúc nào cũng trải qua đầy đủ 6 bước như trên. Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp sẽ được Toà án thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Những người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán. 
  • Sau khi thụ lý đơn mở thủ tục mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không còn tài sản để thanh toán. 

Phá sản trong doanh nghiệp chắc chắn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên trong trường hợp rơi vào phá sản, tuyên bố doanh nghiệp phá sản, cần tuân thủ theo các bước, trình tự của pháp luật. 

Xem thêm: Tham nhũng là gì? Những điều luật liên quan đến tham nhũng

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu phá sản là gì, phá sản trong doanh nghiệp và những vấn đề liên quan. Hy vọng những kiến thức kinh doanh, luật kinh doanh mà Xuyên Việt Media chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *