Cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả cho nhà quản trị

Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng trong chiến lược marketing. Qua những bước phân tích cụ thể sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao. Vậy phân tích mô hình kinh doanh này như thế nào? Thông tin chi tiết được Xuyên Việt Media tổng hợp bên dưới bài viết, bạn đọc cùng xem ngay!

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh có thể là cá nhân hoặc một tổ chức kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ, phân khúc khách hàng trên thị trường. Trên thực tế, sẽ không có bất cứ một doanh nghiệp nào có thể độc chiếm được một thị trường sản phẩm, dịch vụ nào đó. 

Đối thủ cạnh tranh là cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực sản phẩm dịch vụ
Đối thủ cạnh tranh là cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực sản phẩm dịch vụ

Bạn có thể là người tiên phong nhưng sau đó mảnh đất màu mỡ này cũng sẽ sớm bị những người khác dòm ngó, từ đó hình thành nên sự cạnh tranh. Cuộc chiến cạnh tranh là bất phân thắng bại. Vì thế nếu bạn muốn trở thành người dẫn đầu thì phải có những chiến thuật kinh doanh hợp lý.

Xem thêm:

Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ có những lợi thế gì? 

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh. Cụ thể:

1. Xác định giá trị của sản phẩm

Việc phân tích này sẽ giúp bạn xác định đề xuất giá trị độc đáo của sản phẩm. Thông qua những sáng tạo trong khả năng lợi thế có thể xây dựng. Và xác định điều gì làm cho sản phẩm của bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Thúc đẩy sự khác biệt đó mang đến lợi thế với tính chất như thế nào.

Đối thủ cạnh tranh là cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực sản phẩm dịch vụ
Đối thủ cạnh tranh là cá nhân, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực sản phẩm dịch vụ

2. Xác định những việc đối thủ cạnh tranh đang làm đúng

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho bạn biết được đối thủ đang làm gì và học hỏi thêm các kinh nghiệm. Đây là thành tựu, kết quả tốt đẹp cho những chiến lược đang hoạt động. Thông tin này rất quan trọng để duy trì tính phù hợp và đảm bảo cả sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của bạn đều hoạt động tốt hơn các tiêu chuẩn ngành.

3. Cho biết đối thủ của bạn đang thiếu sót những gì

Thông qua những phân tích sẽ phản ảnh được đối thủ của bạn đang thiếu sót những gì. Khi biết được rõ những thiếu sót đó sẽ giúp bạn biến điều đó thành lợi thế khi cần thiết. Đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển cho mình để đưa ra các chiến lược tiếp thị khách hàng độc đáo mà họ chưa tận dụng.

Xem thêm:

Phân tích đối thủ cạnh tranh dễ dàng với 6 bước

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ thực sự dễ dàng khi bạn làm theo các bước cụ thể sau. Bao gồm:

Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh

Để xác định các đối thủ cạnh tranh có liên quan bạn hãy bắt đầu với các tìm kiếm trên Google, các trang thương mại điện tử phổ biến,… Sau đó hãy lập các tiêu chí lựa chọn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn. Cụ thể:

  • Bán các loại sản phẩm tương tự.
  • Có một cơ sở kinh doanh tương tự.
  • Tiếp thị đối tượng nhân khẩu học tương tự hay hơi khác nhau.
  • Cả hai đều mới tham gia thị trường hay đối thủ có nhiều kinh nghiệm hơn.
Cần tìm hiểu kỹ mọi thông tin về đối thủ cạnh tranh khi phân tích
Cần tìm hiểu kỹ mọi thông tin về đối thủ cạnh tranh khi phân tích

Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh theo cấp độ

Khi đã lập được danh sách đối thủ rồi bước tiếp theo là phân loại đối thủ cạnh tranh theo cấp độ. Cụ thể:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Bước 3: Thu thập các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh

Để tiến hành thu thập thông tin đối thủ một cách hiệu quả, bạn cần xác định các nhóm thông tin về đối thủ cạnh tranh cần thu thập. Thông thường sẽ có 5 nhóm thông tin cần phải thu thập sau khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh gồm:

  • Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ.
  • Sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ.
  • Kênh phân phối.
  • Truyền thông của đối thủ.
  • Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ về đối thủ.

Bước 4: Lập bảng phân tích

Sau khi có các dữ liệu về đối thủ kinh doanh bạn hãy sắp xếp các dữ liệu này một cách khoa học, dễ hiểu nhất. Trong bảng phân tích này, hãy phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau mà bạn muốn so sánh, đối chiếu. Cụ thể:

  • Giá cả.
  • Cung cấp sản phẩm.
  • Tương tác trên mạng xã hội.
  • Nội dung truyền thông.
  • Yêu cầu của khách hàng.
  • Những đặc điểm khác đáng khám phá.

Bước 5: Ứng dụng mô hình

Dựa trên các phần mục phân tích bạn cần phải lựa chọn hoặc kết hợp các mô hình phân tích phù hợp. Thường sẽ có 5 mô hình phân tích phổ biến được các nhà quản lý sử dụng, bao gồm: 

  • Mô hình SWOT.
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
  • Ma trận hình ảnh canh tranh CPM.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh.
  • Phân tích nhóm chiến lược.
Phân tích đối thủ hiệu quả nhanh đi đến mục tiêu thành công
Phân tích đối thủ hiệu quả nhanh đi đến mục tiêu thành công

Bước 6: Lập báo cáo phân tích

Sau khi tìm hiểu các thông tin cần thiết, bạn cần trình bày rõ ràng cụ thể với cấp trên. Lúc này, bạn cần tổng hợp các thông tin và phân tích thành bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn trình bày 

Một bản báo cáo đầy đủ thông tin của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bạn đưa ra những chiến lược tiếp thị, kinh doanh hiệu quả, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.

Lời kết

Phân tích đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết, quan trọng với bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Khi đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được hướng kinh doanh hiệu quả để công ty phát triển tốt nhất và có nhiều lợi nhuận lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *