Phí bảo trì đường bộ cập nhật mới nhất

Phí bảo trì đường bộ

Chúng ta đều hiểu, để một chiếc xe đảm bảo tiêu chuẩn được phép lưu thông trên đường. Thì các chủ phương tiện cần phải đóng 1 loại phí đó bao gồm phí bảo trì đường bộ theo đúng quy định của nhà nước. Hiện nay mức phí này do Bộ Tài Chính ban hành và sẽ thay đổi qua các năm sao cho phù hợp. Cùng  Xuyên Việt Media  tìm hiểu chi tiết loại phí này qua bài viết sau đây.

Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ hay còn được gọi là phí đường bộ là loại phí mà chủ sở hữu các phương tiện xe tải nói riêng. Cùng xe cơ giới nói chung lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích sửa chữa đường bộ, bảo trì. Nâng cấp đường bộ để phục vụ cho các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Phí đường bộ được tính theo tháng, năm và dù chủ xe có đi ít hay nhiều thì vẫn phải nộp mức phí theo quy định của nhà nước. Sau khi nộp đủ phí, chủ phương tiện sẽ được cấp 1 tem chứng nhận số tháng phương tiện được phép lưu thông trên đường bộ theo số tiền tương ứng mà chủ phương tiện đã nộp. Trên tem đó sẽ ghi rõ ngày nộp phí và ngày hết hạn của tem đó để tiện cho việc kiểm tra.

Đối tượng phải đóng phí bảo trì đường bộ bao gồm những loại nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 197/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là:

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, máy kéo (sau đây gọi chung là ôtô)
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
  • Xe môtô là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách. Xe di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên. Có trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh.
  •  Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.

Địa điểm nộp phí đường bộ

Phí đường bộ sẽ được đóng theo năm dương lịch hoặc tháng hoặc theo chu kì đăng kiểm của xe. Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 293/2016/TT-BTC, tổ chức thu phí bảo trì đường bộ gồm:

  • Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương: Thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
  • Các đơn vị đăng kiểm: Thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng).

Như vậy, đối xe ô tô thông thường, nơi nộp phí bảo trì đường bộ là tại các đơn vị đăng kiểm. Do đó, các anh tài có thể đến trạm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất để nộp loại phí này. Sau khi đóng, chủ phương tiện sẽ được đơn vị đăng kiểm cấp Tem và nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Nộp chậm phí đường bộ bị xử lý như thế nào ?

Đây là câu hỏi khá nhiều người băn khoăn khi nộp phí đường bộ chậm. Xin trả lời câu hỏi của chủ xe là chậm nộp phí đường bộ thì sẽ không bị phạt nhé. Nhưng khi đi nộp phí, thì bên cơ quan thu phí sẽ truy thu toàn bộ số tiền mà chủ xe chậm đi nộp phí không thiếu 1 đồng.

Ngoài ra, kể cả xe sử dụng ít hay sử dụng nhiều, hoặc không sử dụng thì đều phải nộp phí đường bộ nếu xe đó có thể được phép di chuyển trên đường. Các loại xe không di chuyển được trên đường mà phải trợ giúp của các dòng xe hỗ trợ khác thì không cần phải nộp phí đường bộ.

Phí đường bộ tốt nhất là nên nộp cùng với phí đăng kiểm, khi xe đi đăng kiểm. Để tránh phải đi lại nhiều lần vất vả, mất công mất sức.

Những phương tiện được miễn phí đường bộ

Ngoài ra, Thông tư 293/2016/TT-BTC cũng quy định những trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ với các phương tiện tại Khoản 3 điều 5 như:

  •  Xe cứu thương
  • Xe chữa cháy
  •  Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ
  •  Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng
  • Xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an.

Một số lưu ý khi nộp phí đường bộ năm 2022

  • Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu.
  • Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu.
  •  Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
  • Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

 Kết luận

Phí bảo trì đường bộ đã được Xuyên Việt Media liệt kê rất đầy đủ qua bài viết. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ bài viết để trau dồi thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Trước khi quyết định sắm thêm phương tiện chúng ta cần phải cân nhắc chi phí phải bỏ ra trước và trong quá trình sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *