Tiêu chuẩn ISO là gì? Có các loại tiêu chuẩn ISO nào?

Tiêu chuẩn ISO là những quy tắc được chuẩn hóa do các tổ chức quốc tế đặt ra, được sử dụng phổ biến trong ngành thương mại, công nghiệp và nhiếp ảnh,… Nếu bạn đã từng nghe qua về tiêu chuẩn này nhưng chưa hiểu rõ dùng để làm gì, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu dưới đây!

Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.

Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất cũng như tổ chức nhân sự.

Tiêu chuẩn ISO chính là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế được áp dụng trong các quy trình sản xuất, thương mại, dịch vụ
Tiêu chuẩn ISO chính là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế được áp dụng trong các quy trình sản xuất, thương mại, dịch vụ

Để cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế. ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao. Do vậy nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.

Các loại tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn ISO được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chỉ có một số tiêu chuẩn ISO được sử dụng phổ biến đó là:

Tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 được công bố từ rất sớm (1987), bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp luôn muốn đạt được.

Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng. Đây được xem là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành. Nó có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, để xem hệ thống quản lý đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 45001 

ISO 45001:2018 là bộ tiêu chuẩn được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018, và là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, thay thế cho OHSAS 18001.

Theo đó, các tổ chức hiện được chứng nhận theo OHSAS 18001 đến ngày 12 tháng 3 năm 2021 sẽ được chuyển sang ISO 45001.

Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm. ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 13485

Tiêu chuẩn ISO 13485 được sử dụng trong lĩnh vực y tế, đóng vai trò xây dựng và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì ISO 13485 là một tiêu chuẩn rất nên có.

Tiêu chuẩn ISO 20000

Tiêu chuẩn ISO 20000 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá các hoạt động quản lý dịch vụ SMS – dịch vụ nhắn tin viễn thông. Khi tuân theo tiêu chuẩn ISO 20000, các bên dịch vụ SMS sẽ được cung cấp các kế hoạch, triển khai, vận hành quy trình, kiểm tra và theo dõi quy trình đó, giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

Tiêu chuẩn ISO dùng để đánh giá hoạt động quản lý của viễn thông
Tiêu chuẩn ISO dùng để đánh giá hoạt động quản lý của viễn thông

ISO được sử dụng làm gì?

Trong các lĩnh vực của đời sống, ISO được đặt ra như là một tiêu chuẩn giúp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng dựa vào đó để đánh giá, nhận xét và phấn đấu. Cụ thể:

ISO được sử dụng trong thương mại và công nghiệp 

Một tiêu chuẩn chung khi được tạo ra và được chấp nhận rộng rãi trên hầu hết các quốc gia trên thế giới thì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả 2 phía: Doanh nghiệp và người dùng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Đầu tiên với người dùng khi chọn sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thì việc có một tiêu chuẩn để họ lấy làm thước đo độ tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức mình chọn là vô cùng cần thiết. Nó là một yếu tố khách quan để đánh giá một tổ chức và là tiêu chuẩn để so sánh những tổ chức này với nhau.

Còn về phần doanh nghiệp, ISO sẽ được xem như một chuẩn mực để phấn đấu và đạt được. Vì nếu nhận được một sự công nhận có độ tin cậy cao, mang tầm cỡ quốc tế thì niềm tin của khách hàng cũng sẽ tăng, và từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho mình.

ISO được sử dụng trong nhiếp ảnh

Trong mỗi chiếc máy ảnh, độ nhạy sáng ISO hỗ trợ điều chỉnh độ sáng tối của ảnh trong quá trình chụp. Cùng với khẩu độ và tốc độ cửa trập, ISO có tầm quan trọng, quyết định ở mức độ nào đó đến chất lượng sáng. 

Khi điều chỉnh độ nhạy ISO lên cao, ảnh vẫn có thể bắt sáng tốt hơn mà không cần đèn flash, ngay cả trong không gian không đủ ánh sáng.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải thích được tiêu chuẩn ISO là gì và các loại tiêu chuẩn ISO. Hy vọng Xuyên Việt Media sẽ giúp các bạn cung cấp được những thông tin bổ ích đầy ý nghĩa và thiết thực nhất trong đời sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *