A/B Testing và 6 bước thực hiện chuẩn chỉnh

A/B Testing

A/B Testing sẽ giúp bạn biết được suy nghĩ và hành vi của khách hàng trong chiến dịch Marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ A/B Testing là gì và cách triển khai thế nào. Hãy cùng Xuyên Việt Media tìm kiếm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm A/B Testing là gì?

A/B Testing được gọi là Split hay Bucket Testing. Đây là phương pháp chia đối tượng nghiên cứu thành hai phương án A và B để so sánh trong cùng một môi trường, sự kiện và khoảng thời gian. 

A/B Testing-1
A/B Testing là phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đánh giá một đối tượng nghiên cứu

Dựa trên đó để đánh giá và xác định đâu là phiên bản phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Thường đối tượng nghiên cứu của A/B Testing là gmail, banner, website. Kết quả đánh giá sẽ tiến hành dựa trên mục tiêu của người làm kiểm tra cho từng đối tượng.

Xem thêm: Protocol là gì

Vai trò của A/B Testing trong Marketing

Doanh nghiệp muốn tối ưu hóa các hoạt động và khắc phục những sự cố không mong muốn. Đòi hỏi phải tạo ra nhiều phương pháp khác nhau, sau đó nghiên cứu xem cái nào tốt hơn.

A/B Testing là phương pháp rất cần thiết để nâng cao hiệu quả Marketing. Sử dụng kỹ thuật này giúp bạn giải quyết các vấn đề trên nhờ vào các dữ liệu đã được thống kê và đo lường. 

A/B Testing-2
A/B Testing rất quan trọng đối với các hoạt động Marketing

Áp dụng A/B Testing vào Marketing sẽ đem tới những lợi ích như:

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): A/B Testing sẽ cho phép bạn biết được có thể chuyển đổi số lượng khách hàng truy cập thành người mua hàng nhiều hơn hay không.
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Giúp bạn điều hướng trang và kiểm tra các sửa đổi để xem số lượng người truy cập ở trên trang có lâu không.
  • Tỷ lệ thấp (CTR): Khi trang web đã có một số thay đổi phù hợp hơn, bạn có thể đo lường và kiểm tra lượng người xem có thường xuyên nhấp vào các link liên kết nhất định hay không.

Quy trình thực hiện A/B Testing diễn ra như thế nào?

Hiện có rất nhiều cách triển khai A/B Testing khác nhau. Tuy nhiên để đạt hiệu quả nhất, bạn hãy tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập và phân tích dữ liệu

Trước đó bạn cần thu thập và phân tích dữ liệu nhằm biết được một số vấn đề như Bounce rate (tỷ lệ thoát trang), Time on page (thời gian người dùng dừng lại trên website, Drop off (người dùng không đi theo mong muốn của doanh nghiệp).

Các câu hỏi bạn nên dùng để thực hiện A/B Testing có thể là:

  • Làm sao để tăng số lượng người điền Form trên trang chủ?
  • Làm cách nào để cải thiện CTR cho banner quảng cáo?
  • Làm thế nào để giảm Bounce rate trên trang Landing page?
A/B Testing-3
Thu thập thông tin và dữ liệu là bước đầu tiên thực hiện A/B Testing

Bước 2: Xác định mục tiêu

Mục tiêu chính là số liệu bạn sử dụng để biết được biến thể có thể thành công hơn bản gốc không. Mục tiêu ở đây có thể là bất cứ điều gì, có thể là việc nhấp vào liên kết hay giao dịch đăng ký email, sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Bước 3: Tạo giải thuyết

Khi đã xác định đúng mục tiêu, bạn hãy bắt đầu tạo các ý tưởng thử nghiệm A/B Testing cùng với các giả thuyết bạn cho rằng chúng tốt hơn phiên bản cũ. 

Nếu đã có danh sách ý tưởng, bạn nên ưu tiên chúng theo độ khó khăn và tác động dự kiến trong việc thực hiện.

Bước 4: Tạo các biến thể

Dùng phần mềm A/B Testing như HubSpot hay Optimizely để thực hiện các thay đổi mong muốn trên ứng dụng, email hay trang web của bạn. Có thể chỉ là việc thay đổi màu sắc, ẩn một số điều hướng, hoán đổi thứ tự hoặc bất cứ điều tùy chỉnh nào bạn muốn.

Bước 5: Chạy thử nghiệm

Sau khi hoàn thành các bước trên hãy bắt đầu cho chạy thử nghiệm và đợi khách hàng truy cập tham gia. Với mỗi khách truy cập vào ứng dụng hoặc trang web của bạn sẽ được gán ngẫu nhiên vào từng biến thể.

Mỗi sự tương tác của họ đối với từng trải nghiệm sẽ được so sánh, đo lường để xác định cách mỗi hoạt động tiến hành.

A/B Testing-4
Việc chạy thử nghiệm A/B Testing sẽ giúp biết được phiên bản nào được khách hàng yêu thích hơn

Bước 6: Phân tích kết quả

Khi thử nghiệm hoàn thành, bạn cần tổng hợp và phân tích kết quả. Phần mềm A/B Testing sẽ cho bạn thấy sự khác biệt giữa hai phiên bản và đâu là phiên bản tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết: Top 10 chiến lược Marketing cốt lõi cho doanh nghiệp

Những điều cần biết khi thực hiện A/B Testing

Để A/B Testing đạt hiệu quả như mong đợi, trong quá trình thực hiện bạn cần lưu ý:

Những điều nên làm:

  • Test nhiều lần: Phải test nhiều lần mới cho kết quả như mong muốn. Vì có như thế mới cho nhiều định hướng và mỗi lần test sẽ cải thiện Conversion rate khác nhau.
  • Test có điểm dừng: Test quá lâu sẽ ảnh hưởng tới Conversion rate và tổng số sales. Còn dừng test quá sớm thì không cho ra thông số có giá trị.
  • Chú ý tới sự khác nhau giữa Traffic từ thiết bị di động và máy tính: Hãy phân chia Traffic khi thực hiện A/B Testing trên mỗi nền tảng để biết được độ thân thiện của trang web.
A/B Testing-5
Cần thực hiện A/B Testing nhiều lần để đạt được kết quả mong muốn

Những điều không nên làm:

  • Kết luận sớm: Không nên đưa ra kết luận nếu chỉ thực hiện test trong thời gian ngắn. 
  • Test không cùng điều kiện: Quá trình test các phiên bản cần diễn ra đồng thời và trong cùng điều kiện để cho kết quả chính xác.
  • Để linh cảm chi phối: Kết quả test có thể trái ngược với mong muốn của bạn. Vì thế đừng để linh cảm chi phối mà hãy test trong mọi khả năng.
  • Làm khách hàng cũ ngạc nhiên: Nên thực hiện A/B Testing với khách hàng mới để không làm ảnh hưởng tới chỉ số CVR.

Dịch vụ Xuyên Việt Media cung cấp:

Kết luận

A/B Testing là hoạt động rất cần thiết trong Marketing, nó rất hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ sử dụng ứng dụng, sản phẩm hoặc website. Vì thế đây hiện là xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng để cải thiện lợi nhuận cho công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *