Bảng cân đối kế toán: Khái niệm và cách làm chi tiết

Thực hiện lập bảng cân đối là công việc hết sức quen thuộc đối với các kế toán viên. Tuy nhiên, ngoài việc thành thạo lập bảng cân đối, các kế toán còn cần phải nắm vững ý nghĩa cũng như hiểu được các yếu tố có mặt trong bảng. Vậy Bảng cân đối kế toán là gì? Pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi hiểu thêm qua bài viết này nhé.

Bảng cân đối kế toán là gì
Nguyên tắc Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa gì?

Tất cả các tài sản được nhắc đến trong bảng cân đối kế toán đều phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Chúng đều có ý nghĩa riêng về mặt kinh tế lẫn tính pháp lý.

Cụ thể ý nghĩa của chúng như sau:

Phần tài sản

  • Ý nghĩa pháp lý: Nó phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo.
  • Ý nghĩa kinh tế: Tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của doanh nghiệp. Nó tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất chẳng hạn là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định…

Thông các số liệu về tài sản chúng ta có thể đánh giá quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách tổng quát.

Bảng cân đối kế toán là gì
Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?

Nguồn vốn

  • Ý nghĩa pháp lý: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta có thể biết được doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ nào và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Ý nghĩa kinh tế: phản ánh quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ vậy, chúng ta có thể đánh giá mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp một cách khái quát.

Các nguyên tắc trình bày tài sản và nợ phải trả

Khi thực hiện lập bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện theo các nguyên tắc được quy định trong chuẩn mực kế toán như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp hoạt động chu kì kinh doanh trong vòng 12 tháng: Các tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc giải quyết trong vòng 12 tháng sẽ được xếp vào tài sản ngắn hạn.
  • Với doanh nghiệp kinh doanh trên 12 tháng mục tài sản và nợ phải trả được lập dựa trên nguyên tắc phụ thuộc vào thời gian như: thu hồi và giải quyết dưới 12 tháng được xếp vào tài sản ngắn hạn. Nếu được giải quyết trên 12 tháng sẽ xếp vào tài sản dài hạn.
  • Với những doanh nghiệp không thể xác định được chu kì kinh doanh, khoản tài sản và nợ phải trả được lập theo tính thanh khoản giảm dần.

Trình tự thực hiện lập bảng cân đối kế toán

Sau đây là chi tiết các bước lập bảng cân đối chuẩn nhất giúp doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ này dễ dàng hơn:

  • Bước 1: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được kiểm tra tính chân thật.
  • Bước 2: Khóa sổ kế toán để đối chiếu các số liệu với các sổ kế toán có liên quan.
  • Bước 3: Thực hiện bút toán kết chuyển trung gian. Khóa hoàn toàn sổ kế toán.
  • Bước 4: Thực hiện lập bảng cân đối số phát sinh
  • Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán
  • Bước 6: Kiểm tra và phê duyệt.

Kết cấu của bảng cân đối kế toán

Được chia thành hai phần chính: Tài sản, Nguồn vốn.

Được chia thành 05 cột: Cột chỉ tiêu (tài sản, nguồn vốn); cột mã số; thuyết minh; cột số cuối năm; cột số đầu năm

Trong từng phần (tài sản hoặc phần nguồn vốn) được chia thành 02 loại, trong các loại được chia thành các mục, trong các mục được chi tiết thành các khoản…

Ngoài phần kết cấu chính, Bảng cân đối kế toán có phần phụ: Các chỉ tiêu chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là gì
Bảng cân đối kế toán gồm những ý nghĩa gì?

Tham khảo thêm:

Lời kết:

Bên trên bài viết là những khái niệm về Bảng cân đối kế toán là gì? Kết thúc mỗi phần Tài sản và Nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán là dòng Tổng cộng .Tương ứng với mỗi phần là cột số tiền thể hiện giá trị của mỗi loại tài sản hoặc nguồn vốn . Kế toán khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán luôn luôn phải thể hiện ngày lập bảng và tên đơn vị kinh doanh. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *