Việc xác định và bảo vệ biên giới quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ đó làm cơ sở phát triển đất nước và cuộc sống của người dân. Vậy biên giới quốc gia là gì? Biên giới quốc gia của Việt Nam được định nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các thông tin có liên quan để giải đáp biên giới quốc gia là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Biên giới quốc gia là gì?
Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia và bất khả xâm phạm. Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất.
Theo Luật Biên giới Quốc gia 2003 thì “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi:
Đường biên giới quốc gia trên đất liền
Biên giới quốc gia trên đất liền (bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới) là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác.
Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và phân giới, cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng giữa các quốc gia có chung biên giới; kết quả này được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý về phân giới cắm mốc, trong đó có một Phần và một Điều chính mô tả chi tiết vị trí của mốc quốc giới, cọc dấu (nếu có), hướng đi của đường biên giới và địa hình đường biên giới đi qua.
Đường biên giới trên biển
Theo Điều 2, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”.
Đường biên giới trên biển là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
Đường biên giới trên không
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bên trên đất liền và lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở xác định năm 1982. Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Pari ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 nêu rõ rằng “ Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình”.
Đường biên giới bên trong lòng đất
Là một bộ phận của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.
Xác định biên giới quốc gia
Xác định biên giới quốc gia là quá trình phức tạp, với nhiều bước, nhiều động thái. Việc xác định biên giới quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế, trong đó nguyên tắc thoả thuận là nguyên tắc cao nhất trong xác định biên giói quốc gia. Biên giới quốc gia luôn là giới hạn tồn tại quyền lực tối cao của quốc gia với lãnh thổ và được đặt đối trọng bên cạnh lợi ích của quốc gia hữu quan. Mặt khác, luật quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn bắt buộc về hoạch định biên giới, lựa chọn loại hình, phương thức xác định biên giới… để áp đặt cho các quốc gia, vì vậy mới tránh, hạn chế và loại bỏ các tranh chấp. Muốn có một đường biên giới ổn định trong mối tương quan phù hợp với lợi ích và địa vị bình đẳng của các quốc gia thì vấn đề xác định biên giới chỉ có thể dựa trên cơ sở nguyên tắc thoả thuận.
Xác định biên giới trên bộ
Biên giới trên bộ được xác định thông qua các bước hoạch định, phân giới và cắm mốc biên giới.
Hoạch định biên giới quốc gia:
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng với những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới. Toàn bộ việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tồn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và các con đường hoà bình khác. Nếu có tranh chấp các bên không tự giải quyết được phải nhờ đến bên thứ ba, kể cả thông qua con đường đàm phán quốc tế.
Tham khảo thêm
- Sóng âm là gì? Tổng hợp lý thuyết và bài tập “xử gọn” kiến thức
- Quản lý dự án là gì? Khái niệm và Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích về biên giới quốc gia là gì? Và bộ phận cấu thành đường biên giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đường biên. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…