Lập ngân sách để chi tiêu là một việc quan trọng để kiểm soát tài chính cũng như tránh những rủi ro khi sử dụng nguồn vốn chi tiêu trong doanh nghiệp. Nhắc đến thiết lập ngân sách thì xuất hiện từ người ta tìm kiếm nhiều nhất là Budget. Thực sự Budget là gì? Budget và ngân sách có mối quan hệ gì với nhau qua bài viết dưới đây nhé.
Budget là gì?
Budget là từ chuyên dùng trong tài chính, kinh doanh, được dịch sang tiếng Việt là Ngân sách.
Budget – ngân sách là một bản kế hoạch tài chính cho các hoạt động hoạch định trong tương lai. Nó có thể là hoạch định cá nhân hoặc cũng có thể là tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp. Thiết lập ngân sách theo hoạch định chi tiêu có thể giúp bạn tìm hiểu rõ nét chi phí đầu vào đầu ra cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện cho cuộc sống.
Vai trò của budget
Budget cho phép bạn tìm hiểu rõ nét về chi phí của cá nhân từ đó đưa ra những giải pháp cho cuộc sống. Ngân sách được sử dụng trong kinh doanh thường có trong bảng cân đối kế toán, danh sách doanh thu chi tiết, ngân sách đầu ra, đầu vào, ngân sách sản xuất, ngân sách cho từng bộ phận trong công ty và các ngân sách chi tiêu vốn và các khoản khác. Sự kết hợp của tất cả ngân sách được gọi là ngân sách tổng thể hoặc kế hoạch lợi nhuận của công ty.
Budget – ngân sách giúp quản lý quyết định hoạt động nào sẽ thực hiện và cách thức sử dụng nguồn tài chính của công ty một cách hiệu quả. Nếu báo cáo thu nhập ngân sách và bảng cân đối kế toán từ ngân sách tổng thể không được chấp nhận, quản lý có thể thực hiện các thay đổi cần thiết trước khi thực sự bắt đầu.
Mục đích của việc xây dựng bản kế hoạch ngân sách là để dự tính các khoản thu và chi cho một dự án của doanh nghiệp. Từ đó sử dụng nguồn tài chính hiệu quả, cân đối việc sử dụng đồng tiền để mang lại lợi nhuận cũng như phát triển doanh nghiệp. Thông thường, budget sẽ được sử dụng với mục đích.
- Quản lý thu chi trong khoảng thời gian cụ thể của dự án.
- Xác định và điều chỉnh những thứ cần thiết trong dự án đó.
- Tạo cơ sở minh bạch trong việc quản lý trách nhiệm của người có liên quan
- Budget đối với các nhà tài trợ thì sử dụng với mục đích khác một chút, budget sẽ giúp bạn hiểu công việc của doanh nghiệp hơn và có căn cứ để tài trợ.
Mặt khác, qua bản kế hoạch ngân sách bạn cũng cần xem xét một số vấn đề đó là:
- Doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng vốn thế nào?
- Nguồn thu khác hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi tiêu của doanh nghiệp có tương ứng với hoạt động không?
- Budget có tuân thủ quy định sử dụng vốn không?
- Chi phí vận hành chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong dự toán?
- Yếu tố nào sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp tới ngân sách doanh nghiệp.
Các loại Budget
Trước khi thiết lập một bản kế hoạch ngân sách bạn cần biết rõ loại ngân sách mình phải làm là loại nào để xác định những yếu tố quan trọng nhất trong bản ngân sách cùng với phân bố các khoản chi, nguồn thu cân đối.
Ngân sách gia đình
Ngân sách gia đình là kế hoạch thu chi của hộ gia đình. Số liệu về ngân sách gia đình được thu thập thông qua các cuộc điều tra ngân sách gia đình do cơ quan thống kê nhà nước thực hiện
Ngân sách doanh nghiệp
Là kế hoạch thu chi của doanh nghiệp được biểu thị bằng hiện vật hoặc tài chính cho một thời kỳ nhất định trong tương lai (tuần, tháng, quý, năm). Trong bản kế hoạch thu ngân sách, người ta sẽ dự kiến doanh thu bán hàng (được phân loại theo nhóm sản phẩm, khu vực bán hàng và loại khách hàng) dựa trên các kết quả dự báo nhu cầu.
Phần chi ngân sách chỉ ra các chi phí dự kiến cho việc bán hàng và quảng cáo, chi phí phân phối (đóng gói, bảo quản, chuyên chở). Kế hoạch ngân sách này được dùng làm cơ sở để lập các kế hoạch khác của doanh nghiệp, ví dụ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, quảng cáo phân phối. Kế hoạch đầu tư cũng nằm trong ngân sách của doanh nghiệp, vì nó biểu thị các khoản chi tiêu cần thiết để mua sắm tài sản cố định hoặc tăng thêm vốn luân chuyển.
Ngân sách nhà nước
Còn gọi là nguồn tài chính nhà nước. Đây là bản dự toán tài chính của chính phủ trong đó ghi rõ các nguồn thu và khoản chi dự kiến trong một năm tài chính hay năm tài khóa. Ví dụ ngân sách tài khóa năm 1997.
Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước có từ nguồn thuế của chính phủ nhưng cũng có thể bao gồm các nguồn thu khác như các khoản lệ phí không phải thuế, bảo hiểm bắt buộc, viện trợ, lợi nhuận và các khoản giao nộp khác của các xí nghiệp quốc doanh.
Phần chi của ngân sách nhà nước có thể chia thành chi thường xuyên, tức chi tiêu để vận hành bộ máy nhà nước, chi trả lãi suất và chi cho đầu tư công cộng (ở các nước đang phát triển gọi là chi cho đầu tư phát triển, bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà máy mới). Trong hệ thống phân cấp ngân sách nhà nước người ta tách ngân sách trung ương ra khỏi ngân sách địa phương cả về phương diện thu và chi.
Xem thêm:
Các thành phần cấu thành nên Budget
Nguồn thu
Lợi nhuận chính là mục đích lớn nhất của kinh doanh và dựa vào nó để đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời nguồn thu cũng là yếu tố khiến đối tác quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Nguồn thu có thể đến từ các hợp đồng tài chính, bán sản phẩm…
Các khoản chi
Khoản chi là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho mục đích phát triển như trả lương cho nhân viên, đầu tư vào các dự án. Thông thường nguồn thu sẽ giới hạn các khoản chi này.
Đề mục Budget
Cần có kế hoạch Budget rõ ràng với phần liệt kê chi tiết các hạng mục cần mua hay chi trả. Thao tác này giúp giảm thiểu quá trình ghi, sao nhiều lần lên báo cáo giúp đánh giá tài chính hiệu quả.
Loại tiền tệ
Ngoài các yếu tố trên, Budget còn được cấu thành từ các loại tiền tệ. Trước đó cần xác định tiền tệ có giá trị gì, tỷ giá đồng tiền như thế nào trong kế hoạch thì lúc quy đổi sang đơn vị tiền tệ khác như USD đều có giá trị tương đương.
Các chú thích
Đây cũng là yếu tố quan trọng không kém của Budget. Thực chất chú thích là thông tin cần lưu lại khi lập ngân sách. Chúng được dùng như các thông tin hướng dẫn đến việc chi tiêu và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp khi đầu tư hay chi trả.
Nếu có sự thay đổi thì chú thích sẽ là căn cứ để cá nhân cũng như doanh nghiệp điều chỉnh lại ngân sách hợp lý.
Những lưu ý khi thiết lập kế hoạch Budget
Để kế hoạch được thiết lập hiệu quả, nhà quản lý cần chú ý những điều sau:
- Đi đúng mục tiêu tài chính: Budget plan được thiết lập dựa trên mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp cần thực hiện, do đó, nhà quản lý cần đảm bảo mục tiêu tài chính đi đúng hướng.
- Sử dụng chi phí hiệu quả: Trong quá trình sử dụng ngân sách, nhà quản lý cần đảm bảo loại bỏ những khoản chi không cần thiết.
- An toàn tài chính: Điều này giúp doanh nghiệp có biện pháp xử lý trước các tình huống phát sinh không mong muốn.
- Xác định các hành vi tài chính gây bất lợi: Các khoản chi cần phải thấp hơn các khoản thu, lưu ý điều này sẽ giúp khắc phục các hành vi tài chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
Tham khảo thêm
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin chi tiết về Budget là gì? Song ngân sách của chính phủ trung ương có thể tác động vào ngân sách địa phương thông qua việc quyết định về nguồn thu để lại cho địa phươ0ng và cấp phát ngân sách cho địa phương. Khi nói ngân sách nhà nước, chúng ta hiểu nó bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngoài ra Xuyên Việt Media còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị website, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage