Tên thương hiệu chắc chắn là một phần vô cùng quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp. Vậy cách đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp như thế nào sao cho chuyên nghiệp thu hút khách hàng và thể hiện sự phát triển của công ty. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tích lũy thêm kinh nghiệm học Marketing online cho mình nhé!
Khái niệm về đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu là một cái tên được cấu thành bởi những chữ cái và các âm tiết có thể mô tả về sản phẩm, dịch vụ, cá tính, ý nghĩa về doanh nghiệp, thương hiệu…
Tên thương hiệu có những đặc điểm dưới đây:
- Đó cũng có thể là một từ ghép hoặc một từ được tạo ra hoàn toàn mới mà không hề có trong từ điển.
- Đặc biệt, nó là đại diện cho công ty để giao tiếp với khách hàng, đối tác mục tiêu.
- Nếu tên thương hiệu của công ty bạn chuyên nghiệp, thu hút thì mới có thể gia nhập thị trường dễ dàng.
- Với một cái tên rõ ràng và ý nghĩa thì khách hàng sẽ lưu tâm hơn, ghi nhớ hơn và sản phẩm, dịch vụ sẽ dễ dàng được gọi tên, mô tả trong các câu chuyện của họ.
- Tên thương hiệu phải mang tới thông điệp của thương hiệu, truyền đạt cảm xúc, giá trị của sản phẩm và dịch vụ.
Những nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu
Bảo hộ được
Điều kiện đầu tiên và nhất định bắt buộc phải làm trong quá trình đặt tên thương hiệu đó là tên thương hiệu của bạn phải bảo hộ được về mặt pháp lý để không bị nhái. Tên dù có hay, có tuyệt vời như thế nào nhưng nếu bạn không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp.
Tên miền có sẵn
Đa phần domain website đều được lấy theo tên thương hiệu, vì thế nếu bạn không đăng ký tên miền thì bạn nên cân nhắc đến việc phát triển tên khác thay vì cố chấp sử dụng tên không thể đăng ký tên miền.
Đơn giản và dễ nhớ
Một trong những nguyên lý bị vi phạm nhiều nhất khi đặt tên thương hiệu đó là sự đơn giản. Bạn đừng đòi hỏi khách hàng của mình phải nhớ tên thương hiệu của mình một cách phức tạp.
Dù là tên nước ngoài hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là bạn nên đặt “viết sao đọc vậy”, tên có thể dài nhưng phải dễ đọc, dễ nhớ thì sẽ hiệu quả hơn tên khó đọc, khó nhớ.
Tránh tên liên tưởng tiêu cực về mặt âm, ý nghĩa không tốt
Không ít những công ty đặt tên thương hiệu cho mình gặp những tình huống dở khóc dở cười, đọc thành tiếng thì nó lại mang ý nghĩa tiêu cực.
Ví dụ, năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung dòng sản phẩm có tên gọi là Laputa tại Tây Ban Nha, nhưng trong tiếng bản địa của Tây Ban Nha thì Puta lại là gái mại dâm.
Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm
Mặc dù không phải thương hiệu nào cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm nhưng tên thương hiệu của bạn tốt nhất nên thể hiện ngành nghề và sản phẩm trong đó.
Ví dụ, bạn có thể thấy các thương hiệu cho mẹ và bé như: Kids Plaza, ngành sữa như TH True Milk…
Thể hiện sự khác biệt
Tên thương hiệu cần có sự khác biệt với đối thủ, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc quá giống tên đối thủ. Tốt nhất tên thương hiệu quả bạn có sự khác biệt.
Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Tên thương hiệu quả bạn cần có sự phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Tên thương hiruj cần xác định rõ mục tiêu, phân khúc và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc bình dân thì cần hướng tối sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể có thể đọc được.
Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng
Mọi hoạt động marketing hay chiến lược kinh doanh dù có tốt đến đâu chăng nữa nhưng nếu tên thương hiệu không thể khắc ghi một cách dễ dàng vào tâm trí người tiêu dùng thì mọi thứ cũng đổ “xuống sông xuống bể”. Chính bởi vậy mà bạn phải có một nền tảng kiến thức về học kinh doanh thật vững chắc, để nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng của mình về kinh doanh bạn nên tham khảo những khoá học kinh doanh online từ Unica.
Những yêu cầu cần có khi đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp
– Ý nghĩa: Tên công ty cần truyền đạt ý nghĩa bản chất thương hiệu, sản phẩm
– Đặc biệt: Tên thương hiệu là duy nhất, nổi bật, dễ nhớ, dễ đọc
– Định hướng được tương lai: Tên thương hiệu chính là nền tảng cho sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp trong tương lai, nó cần là một sự bất biến
– Khả năng tùy biến: Cho phép công ty xây dựng và mở rộng thương hiệu một cách dễ dàng
– Bảo hộ: Tên đó có thể sở hữu và đăng ký bảo hộ tên thương hiệu
– Tích cực: Tên cần có nghĩa tích cực trong lĩnh vực công ty hoạt động, tránh đặt tên tiêu cực
– Thẩm mỹ: Đặt tên thương hiệu cần nhìn đẹp khi thiết kế đồ họa, trong văn bản hay trên bao bì sản phẩm.
Tham khảo thêm
- CFO là gì? Vai trò của CFO ra sao?
- CIC là gì? Cách kiểm tra CIC nhanh chóng nhất
Lời kết:
Bên trên bài viết là những gợi ý hay về cách đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa nhằm mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức áp dụng vào công việc. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage