Trong các chiến lược chạy SEO, cấu trúc Silo là một trong những công cụ không thể thiếu và đem lại nhiều hiệu quả cho Website. Có thể nói, đây là dạng cấu trúc được sử dụng rất nhiều, thậm chí là phổ biến trong SEO. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu trúc Silo Website là gì cũng như phân loại, lợi ích và cách tạo Silo đúng cách, nhanh chóng nhất. Bài viết ngày hôm nay, Xuyên Việt Media sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin thú vị nhất về cấu trúc Silo, cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Định nghĩa về cấu trúc Silo Website là gì?
Cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc trong Website, là cách thức dùng để chia nội dung Website thành những thư mục riêng biệt, khác nhau. Các nhóm cấu trúc Silo thường được phân chia thành từng phần riêng dựa trên các thứ bậc của 1 Topic và Subtopic. Theo đó, nội dung nào liên quan với nhau sẽ được xếp cùng chung một nhóm.
Nhờ có cấu trúc Silo, người dùng sẽ biết rõ ràng được nội dung trong Website, đồng thời, chúng được phân chia như thế nào. Cụ thể, những nội dung này sẽ hình thành ở các thư mục nhỏ dần theo thứ tự cho đến khi lượng thông tin đầy đủ để trả lời những thắc mắc liên quan của người dùng về nhiều lĩnh vực đa dạng.
Cấu trúc Silo càng sở hữu nhiều nội dung và chủ đề liên quan với nhau thì trang Web của bạn sẽ càng có mức liên kết tốt. Lẽ dĩ nhiên, Website này cũng sẽ được Google đánh giá cao, dễ dàng lên Top nhanh chóng và tự nhiên nhất.
CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: Content Marketing là gì?
Cấu trúc Silo bao gồm những loại nào?
Các loại cấu trúc Silo Website là gì? Dưới đây là những loại phổ biến nhất của cấu trúc Silo:
Loại cấu trúc Silo tổ chức (Cấu trúc Silo vật lý)
Cấu trúc Silo tổ chức chính là cách tổ chức cấu trúc cho Page của bạn thông qua cách di chuyển nội dung vào các mục phân lại. Loại này là cách thức tổ chức cấu trúc Website giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nhanh những nội dung, chủ đề của Website. Đồng thời, các công cụ tìm kiếm cũng dễ dàng nhận biết trang Web của bạn hơn nữa. Với loại cấu trúc này, chúng ta cũng có thể chia nội dung thành nhiều chủ đề và xếp hạng cho những chủ đề đó theo từng thứ tự thích hợp.
Loại cấu trúc Silo liên kết (Cấu trúc Silo ảo)
Liên kết cấu trúc Silo với Website là loại cách thức giúp quá trình thu thập dữ liệu công cụ tìm kiếm nhanh và thu thập được nhiều trang hơn. Đồng thời, nó cũng cho phép những tín hiệu xếp hạng bổ sung bằng việc sử dụng Anchor Text. Hiện nay, cấu trúc Silo liên kết cũng có nhiều loại nhỏ như sau:
- Cấu trúc Silo Storage: Đây là dạng cấu trúc liên kết nội bộ với nhau, trong đó cấu trúc Silo giúp phân phối sức mạnh cũng như nhận định nhiều giá trị liên kết cụ thể.
- Silo Category: Dạng này là phương pháp liên kết chia các chuyên mục Website ra làm nhiều thư mục nhỏ và tối ưu chúng hiệu quả.
- Silo Circle: Loại cuối cùng tạo ra Silo tới các bài viết trên mục tin tức, đồng thời chúng cũng tạo tín hiệu với công cụ tìm kiếm hiệu quả.
Các lợi ích của cấu trúc Silo trong quá trình sử dụng
Cấu trúc Silo trong Website mang đến cho người dùng nhiều lợi ích thiết thực nhờ sở hữu không ít các ưu điểm vượt trội. Cùng Xuyên Việt Media điểm qua những lợi ích quan trọng nhất của cấu trúc Silo đối với dự án SEO nhé
Nâng cao trải nghiệm cho người dùng
Nhờ có cấu trúc Silo mà nội dung trong trang Web của các doanh nghiệp trở nên rõ ràng, ngăn nắp và dễ hiểu hơn. Người dùng sẽ thích ghé thăm trang của bạn cũng như đầu tư nhiều thời gian hơn khi hiểu rõ cách lấy thông tin cũng như nội dung của trang Web.
Và đương nhiên, khi người dùng truy cập nhiều vào trang Web của bạn, thì sẽ kéo theo vị trí xếp hạng của bạn sẽ cao hơn và tỷ lệ Bounce Rate sẽ giảm. Đây cũng là cách giúp tăng trải nghiệm cho người dùng tốt hơn. Đồng thời, kết quả SEO cũng nhờ đó mà được cải thiện một cách đáng kể.
Giúp xây dựng các liên kết nội bộ hiệu quả và tối ưu hơn
Nếu biết cấu trúc Silo Website là gì bạn sẽ thấy lợi ích mà chúng mang lại đối với việc liên kết các danh mục. Với Silo, các danh mục con sẽ được liên kết với danh mục hàng đầu của một trang Web hiệu quả. Phương thức này cũng giúp Google có dễ dàng hơn khi để các nhện quét tiến hành thu thập nội dung trên trang Web của bạn.
Đây được xem là một trong những yếu tố quyết định then chốt và có tầm quan trọng trong tất cả các dịch vụ SEO. Hầu như, tất cả các SEOer đều hướng tới sử dụng cấu trúc Silo Website để có nhiều lợi ích trong việc xây dựng các liên kết nội bộ. Từ đó, chúng cũng giúp các bài đăng có liên quan và bài viết được nhiều người truy cập hơn. Cuối cùng, những vị trí trang Web trên bảng xếp hạng cũng sẽ cao hơn.
XEM NGAY: Breadcrumb là gì
Tạo sự liên kết giữa từ khóa và ngữ cảnh
Để ưu tiên cho SEO, đa phần các công tụ tìm kiếm thường sẽ dựa vào mức độ liên quan giữa từ khóa và nội dung trang để đánh giá chất lượng của một trang Web. Tuy nhiên, bối cảnh trang Web liên kết với từ khóa cũng phần nào là yếu tố thuyết phục Google. Nhờ có cấu trúc Silo, Website của bạn sẽ có sự liên kết giữa từ khóa và ngữ cảnh hiệu quả hơn hẳn.
Hỗ trợ lập chỉ mục tìm kiếm
Nếu lập chỉ mục công cụ tìm kiếm trên trang Web thì chủ đề phụ và chính của trang Web là gì nó sẽ không cần thiết phải hiểu rõ. Chỉ cần trang Web có cấu trúc Silo tốt, thông qua các chủ đề phụ của một nội dung, công cụ tìm kiếm sẽ tự động hiểu được mong muốn của bạn và giúp bạn thực hiện nhiều việc. Chẳng hạn như:
- Hỗ trợ các trang được liên kết và trang gốc có thể tăng quyền hạn.
- Cập nhật thông tin nhanh hơn và giúp lập chỉ mục cho các trang mới.
- Làm tăng cơ hội tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm cho trang Web.
Giúp Bot Google không bỏ qua nội dung
Hầu như, để tìm kiếm thêm các nội dung bên trong trang Web, các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào các liên kết là chủ yếu. Vì vậy, việc liên kết nội dung trang Web một cách chặt chẽ, khoa học bằng cấu trúc Silo thì sẽ giúp cho Bot Google có thể dễ dàng thu thập dữ liệu trang Web một cách chi tiết và không bỏ sót bất cứ nội dung nào.
Hướng dẫn chi tiết cách tạo cấu trúc Silo cho Website
Để tạo được cấu trúc Silo hiệu quả nhất, bạn cần thực hiện theo từng bước cụ thể như sau:
Xác định rõ chủ đề của Website
Việc tiếp xúc hàng ngày với 1 trang Web giúp bạn biết nó là gì, chủ đề của nó bao gồm những nội dung gì. Tuy nhiên, điều này không phản ánh được hết những gì công cụ tìm kiếm và độc giả thực sự cảm nhận được. Họ chỉ cảm nhận dựa trên những chủ đề nào mà được nhấn mạnh nhất trong trang Web đó.
Do đó, bạn phải làm sao để nội dung trang Web không xung đột với nhu cầu tìm hiểu, cảm nhận của người dùng. Và, điều đầu tiên là bạn cần xác định được chủ đề rõ ràng của Website như: Trang Web nói về gì, mục tiêu của nó, cung cấp giá trị gì cho người đọc,… Càng có cấu trúc rõ ràng, người dùng và các công cụ tìm kiếm biết được trang Web của bạn chuyên về nội dung nào và có thể họ sẽ xem nhiều hơn khi truy cập vào Web.
Tiến hành thiết lập cấu trúc Silo vật lý trên Website
Silo vật lí hiểu đơn giản xây dựng cấu trúc trong Website, dựa trên việc thiết lập bộ từ khóa mà có cấu trúc về chuyên mục, bài viết cũng như đường dẫn hợp lý. Và, vấn đề phân loại Silo vật lý sẽ do những SEO thực hiện dựa trên kinh nghiệm của mình. Cấu trúc Silo vật lý sẽ giúp điều hướng Bot Google và người dùng. Quá trình thiết lập cấu trúc Silo vật lý trên Website bao gồm:
- Tiến hành thao tác Silo với điều hướng trang Web: Cụ thể, sau khi xác định chủ đề mà bạn định nhắm mục tiêu trong Silo của mình. Bạn sẽ tạo ra một Menu điều hướng giúp người dùng khám phá tất cả những nội dung liên quan trong trang Web.
- Trong Web WordPress, các Menu sẽ được tạo cũng như chỉnh sửa từ Tab “Giao diện”. Sau khi tạo được Menu, bạn chọn những danh mục hoặc trang bạn muốn sử dụng và nhấp vào “Thêm vào Menu”. Đây chính là cách tạo cấu trúc Silo trong WordPress.
- Bước tiếp theo là điền vào các Silo này với nội dung chất lượng cao, hấp dẫn bằng những công cụ của AdWords hay Google Trend. Đây là những công cụ giúp bạn thu thập thêm những chủ đề mới về nội dung của trang Web mình.
Xây dựng liên kết nội bộ hợp lý
Nếu bạn muốn Website của mình đáp ứng được mục đích của Google, bạn hãy tổ chức cấu trúc Silo chặt chẽ với nội dung bên trong. Và, liên kết nội bộ là một phần rất quan trọng để tạo ra nội dung Silo. Tuy nhiên, liên kết nội bộ cần được sử dụng cẩn thận để tạo ra các kho nội dung hiệu quả.
Quy tắc quan trọng khi liên kết nội bộ cho các nội dung Silo là không bao giờ liên kết ngoài Silo ngoại trừ đối việc liên kết dọc. Thế nhưng, liên kết dọc chỉ nên được thực hiện khi bạn liên kết với trang danh mục cấp cao hơn hoặc trang chủ.
Duy trì tốt các hoạt động của SEO
Sau cùng, để trang Web của bạn hoạt động tốt nhất, thì bạn cần duy trì tốt, toàn diện và đa dạng cho nội dung. Sự đa dạng này không nên giới hạn mà nên bao hàm nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến chủ đề cốt lõi. Ngoài ra, bạn cũng nên quản lý, bổ sung nội dung về văn bản, hình ảnh và video để tăng tính đa dạng. Đây cũng là phương thức để trang Web phục vụ tốt, cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao thứ hạng trên bảng xếp hạng tìm kiếm cho Website của bạn.
Kết luận
Trên đây là những nội dung mà Xuyên Việt Media muốn giới thiệu có liên quan đến cấu trúc Silo cũng như xây dựng và tổ chức Silo cho Website của bạn. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và thông tin hữu ích cũng như biết được cấu trúc Silo Website là gì. Chúc bạn vận dụng thành công và xây dựng Website hiệu quả hơn nhờ Silo nhé!