CCU là gì: Khái niệm, vai trò và điều cần biết

CCU là gì

CCU là một thuật ngữ rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến kết nối internet, đặc biệt là Digital Marketing. Nắm rõ khái niệm này sẽ giúp quản trị viên phòng tránh nhiều sự cố không đáng có. Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu ngay.

CCU là gì

CCU là viết tắt của Concurrent Users, nghĩa là số lượng người dùng đồng thời trong một hệ thống, nền tảng, hoặc ứng dụng tại một thời điểm nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công nghệ và trò chơi trực tuyến.

Ví dụ: Website Xuyenvietmedia.com có số lượng người dùng đồng thời hiện tại khoảng 100 người. Nghĩa là ngay lúc này đang có 100 người đang truy cập vào website.

CCU là gì

CCU là một trong các tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động và xây dựng chiến lược kinh doanh trong Digital Marketing. Nó cho phép đánh giá độ hấp dẫn của trò chơi, một website hay một sản phẩm công nghệ và phân tích khả năng đáp ứng của Server. Số lượng CCU truy cập tại cùng một thời điểm sẽ liên quan đến băng thông và cấu hình phần cứng thiết bị truyền dẫn dữ liệu.

Vai trò của CCU nói chung

  • Đánh giá hiệu suất hệ thống: Giúp đo lường khả năng chịu tải và hiệu suất của hệ thống.
  • Xác định thời điểm cao điểm: Giúp nhà phát triển lên kế hoạch tối ưu hóa tài nguyên hoặc chiến lược marketing.
  • Đo lường mức độ phổ biến: CCU cao chứng tỏ sản phẩm thu hút và có lượng người dùng ổn định.
  • Ảnh hưởng đến doanh thu: Đặc biệt với các nền tảng phụ thuộc vào quảng cáo hoặc mua hàng trong ứng dụng.

CCU là gì

Vai trò của CCU trong Marketing

Đây là một thông số rất nên được coi trọng vì nó quyết định website đó có hấp dẫn như bạn nghĩ, mức độ hưởng ứng chiến dịch của bạn và thời điểm bạn nên tung thông điệp.

Lấy ví dụ, một diễn đàn có ít thành viên hơn 1 diễn đàn khác nhưng vào cùng một thời điểm số thành viên đang online nhiều hơn diễn đàn đông người đăng ký kia thì bạn có thể đánh giá cao mức độ yêu thích và tích cực hoạt động của thành viên diễn đàn đó hơn là diễn đàn có số lượng thành viên lớn nhưng vắng vẻ hơn.

CCU là gì

Ngoài ra, nghiên cứu lựa chọn thời điểm có lượng CCU cao nhất sẽ giúp bạn lựa chọn điểm rơi cho chiến dịch tốt hơn. Chẳng hạn có 1 nghiên cứu chỉ ra rằng lúc 2Oh là thời điểm số lượng người online trên Facebook nhiều nhất, như vậy lúc này bạn shoot thông điệp quảng cáo của mình trên Fan page thì sẽ tiếp được nhiều người nhất, còn vào những lúc không phải cao điểm thì thông điệp của bạn rất dễ bị đè dưới news feed của những friend và page khác khi người dùng check Facebook.

Số lượng CCU trong một thời điểm có liên quan đến độ tuổi, công việc, sở thích của đối tượng.

Ví dụ ở một trang tin điện tử dành cho tuổi teen, thời điểm có CCU cao nhất là vào lúc 9h sáng và 15h chiều, vào buổi tối thì có vẻ ít hơn 2 thời điểm này, người viết đoán là do học sinh cấp 3 lúc này đang học bài hoặc đi học thêm. Ngược lại một trang web dành cho dân công nghệ thì thời điểm có CCU cao nhất là buổi tối trong khi trang web dành cho dân công sở thì thời điểm có CCU cao nhất là trong giờ hành chánh còn 2 ngày cuối tuần traffic xuống khá thấp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến CCU

  • Hạ tầng phần cứng: Hạ tầng phần cứng của server như CPU, RAM, và băng thông mạng có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý lượt truy cập đồng thời. Máy chủ mạnh mẽ hơn với nhiều CPU, RAM, và băng thông mạng lớn hơn sẽ có khả năng xử lý nhiều yêu cầu hơn cùng một lúc. Vì vậy, với hệ thống nhiều CPU và RAM hơn, network nhanh hơn thì lượt truy cập đồng thời sẽ nhiều hơn so với các hạ tầng ít CPU và RAM, có thể bị nghẽn trong khi chỉ có 1 lượt truy cập vào web.
  • Tối ưu hóa phần mềm: Phần mềm và cách nó được cấu hình cũng có thể ảnh hưởng đến “lượt truy cập đồng thời”. Ví dụ, máy chủ web, cơ sở dữ liệu, và các ứng dụng khác đều cần được tối ưu hóa để xử lý nhiều yêu cầu cùng một lúc.
  • Mã nguồn website: Cách mã nguồn được viết cũng ảnh hưởng đến lượt truy cập đồng thời. Mã nguồn hiệu quả sẽ giúp tải trang nhanh hơn và tăng lượt truy cập đồng thời.

CCU là gì

Cách kiểm tra CCU

Các phần mềm phân tích CCU phổ biến (ví dụ Google Analytics hay Getclicky) sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được các chỉ số như DAU (số lượng người dùng hàng ngày) hay MAU (số lượng người dùng hàng tháng), tổng số request trong một khoảng thời gian…Từ đó, bạn hoàn toàn có thể dùng các chỉ số này để kiểm tra, đánh giá CCU.

  • Phía Client: rõ ràng Client phải thực hiện một tác vụ nào đó để Server có thể ghi nhận người dùng đang hoạt động. Tác vụ này có thể là: một request khởi tạo một session; mỗi request ping theo nhịp cố định hay một request đọc/ghi dữ liệu. Ở mức độ cao hơn, Client sẽ tự lưu trữ thông tin về user và gửi tới Server khi có yêu cầu.
  • Phía Server: thông thường có hai cách để kiểm tra CCU. Thứ nhất là theo dõi từng request của Client riêng theo nhịp tương tác đã quy định. Thứ hai sử dụng khi các Client không request theo nhịp, Server phải có một lớp middleware để tác động vào endpoint hệ thống. Cách thứ nhất được khuyến khích sử dụng do ổn định, chính xác hơn.

CCU là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hoạt động của người dùng theo thời gian thực, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và sự thành công của một sản phẩm số.