Traffic là gì? Có vai trò gì? Cách tăng traffic cho Website hiệu quả nhanh

Traffic là gì?

Bước vào con đường làm SEO với vô vàn thuật ngữ bạn cần tìm hiểu, và trong đó traffic là một trong những từ mà bạn sẽ gặp thường xuyên khi đọc các tài liệu, trò chuyện trên diễn đàn trực tuyến. Hiểu rõ traffic là gì, cũng như tầm quan trọng của nó trong SEO sẽ giúp bạn đưa ra các chiến lược phù hợp với website thúc đẩy gia tăng traffic, tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc nói cách khác đó là tăng tỷ lệ bán hàng cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ traffic là gì thì mời bạn hãy cùng Xuyên Việt Media xem ngay bài viết này nhé. 

Khái niệm Traffic là gì?

Traffic được hiểu là lưu lượng truy cập của người dùng vào một website. Thông qua traffic sẽ biết được số lượt truy cập, ghé thăm website của người sử dụng công cụ tìm kiếm là bao nhiêu. Theo đó, mỗi website sẽ có số traffic khác nhau và liên tục thay đổi. Vì còn tùy thuộc vào số lượng và chất lượng nội dung trên website đó. 

Thông thường thì các trang chia sẻ tin tức, đặc biệt là trang tin tức thời sự, nóng hổi trong ngày sẽ có lượng traffic cao hơn so với các trang bán hàng online. Traffic là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với một website. Đồng thời đây cũng là mục tiêu hướng đến của rất nhiều trang web hiện nay.

Traffic là gì?
Tìm hiểu tổng quan về thuật ngữ traffic

XEM NGAY: Micro Influencer là gì?

Phân loại traffic website

Traffic website được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, có thể kể đến 5 loại traffic phổ biến sau đây:

Organic Traffic

Organic Traffic (hay còn gọi là Organic Search Traffic) là lưu lượng người dùng truy cập website của bạn thông qua bảng xếp hạng của kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: Người dùng có thể nhập vào thanh tìm kiếm “SEO là gì”, một loạt kết quả các bài viết liên quan sẽ xuất hiện. Và người dùng click vào 1 liên kết đến trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm đó. Đây được gọi là một organic traffic. Organic Traffic phụ thuộc rất nhiều vào thứ hạng của website trên SERPs với các từ khóa khác nhau.

Direct Traffic

Direct Traffic chỉ những truy cập từ người dùng vào trực tiếp website của bạn bằng cách gõ đúng link URL trên thanh địa chỉ hoặc mở 1 đường link đã được đánh dấu trang và lưu trước đó. Direct Traffic thường chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng chuyển đổi nhưng lại rất quan trọng. Bởi nó thể hiện: Mức độ trung thành, mức độ nhận thức về thương hiệu của người dùng và cả sự tín nhiệm đối với thương hiệu của doanh nghiệp. 

Referral Traffic 

Đây là loại truy cập của người dùng vào website thông qua hình thức giới thiệu từ những website khác (website vệ tinh, website cộng tác…). Nó khác với lượt truy cập vào website khi người dùng tìm kiếm từ khóa trực tiếp trên công cụ tìm kiếm. 

Có thể lấy ví dụ như: Khi bạn tìm thông tin về Cách làm bánh trung thu trên website chuyên về các công thức món ăn. Trên website công thức món ăn này lại chèn link giới thiệu sản phẩm nồi chiên không dầu. Nếu như bạn click vào link sản phẩm đó thì đây được gọi là một Referral traffic của website bán nồi chiên không dầu. 

Càng có backlinks dẫn đến trang web nồi chiên không dầu thì càng được tăng traffic và nhiều người biết đến nó hơn. Ngoài ra có thể đặt backlinks tại các bình luận, bài viết trên mạng xã hội, email… Tăng lượng traffic lành mạnh thay vì đi spam link sẽ giúp bạn không phải chịu hình phạt từ các công cụ tìm kiếm. 

Traffic là gì?
Các loại traffic thường gặp

THÔNG TIN THÊM: Dịch vụ viết bài SEO Web giá tốt nhất nhất hiện nay

Social Traffic 

Đây là loại traffic thu được thông qua các trang mạng xã hội. Nó bao gồm những người dùng đến với trang web thông qua liên kết trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Khối lượng chuyển đổi phụ thuộc vào mức độ hoạt động và tương tác trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. 

Paid Traffic

Paid Traffic là cập đến từ Pay Per Click (PPC) hay Paid Search. Nó bao gồm việc khách hàng truy cập đến trang web của bạn từ bất kỳ loại quảng cáo có trả phí nào như Google Adwords, quảng cáo trên Facebook, …

Để thu hút lượng traffic này thì khá tốn kém nhưng khả năng chuyển đổi mua hàng rất cao. Bạn có thể thấy quảng cáo hiển thị ở các định dạng khác nhau, thậm chí ở các vị trí khác nhau trên trang, …

Vai trò của traffic website

Traffic là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với một website. Vậy cụ thể vai trò của traffic là như thế nào? Hãy cùng điểm qua 5 vai trò của traffic dưới đây:

Tạo lòng tin cho khách hàng

Với một website cung cấp nội dung có ích cho người dùng, khiến họ tin tưởng về truy cập website nhiều lần hơn. Nhờ đó mà danh tiếng thương hiệu gắn liền với website đó cũng được tăng lên. Và mỗi người dùng tin tưởng web sẽ lại là một “đại sứ thương hiệu” giới thiệu web đến nhiều người biết đến hơn nữa. 

Tăng thứ hạng cho website

Số lượt traffic là một trong những chỉ số giúp công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google xếp thứ hạng website của bạn.  Để lên được top tìm kiếm là mong muốn của bất cứ SEOer nào. Vì vậy, traffic sẽ giúp bạn tăng thứ hạng nhanh chóng. 

Khi số lượng traffic web càng lớn, kết hợp cùng nhiều điều kiện khác, Google sẽ hiểu là nội dung web của bạn thực sự ý nghĩa với người dùng và tăng thứ hạng cho website của bạn. Nhờ đó, tăng cường cơ hội tiếp cận khách hàng và khả năng bán hàng tốt hơn. 

Tăng khả năng chuyển đổi

Mục tiêu quan trọng nhất trong một chiến dịch Digital Marketing là tăng traffic website giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số. Traffic tiềm năng sẽ thường mang lại những cơ hội chuyển đổi cao. Bởi một khi khách hàng đã chủ động tìm kiếm đến website thì khả năng họ mua hàng trên web cũng cao hơn. Một website dù có lượng traffic thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi sang mua hàng cao thì đó đều là traffic chất lượng. 

Tăng tỷ lệ lợi nhuận ROI (Return of investment)

Mỗi chiến dịch chạy quảng cáo đều là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để tạo traffic tiềm năng cho các Landing Page hay website chính của bạn. Tuy nhiên nếu không thể chuyển đổi traffic web thành doanh số thì bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc.Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư sẽ giảm đi.

TÌM HIỂU NGAY: ROI là gì?

Tăng cơ hội upsell

Một khi khách hàng truy cập website của bạn, mua hàng lần đầu và có trải nghiệm tốt, nhiều khả năng cao họ sẽ quay lại lần 2 và nhiều lần sau nữa. Nhờ đó, website của bạn có cơ hội tiếp tục cung cấp những thông tin giá trị, tăng cơ hội bán thêm hàng cho khách hàng trung thành. Từ đó nâng cao doanh số, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 

Tổng hợp 4 công cụ kiểm tra traffic của website

Muốn có số liệu về traffic website, trước hết bạn cần đảm bảo Google đã index website của bạn. Qua đó người dùng mới có thể tìm kiếm được website của bạn. Và để kiểm tra traffic website, bạn có thể sử dụng 1 trong 3 công cụ sau đây:

Google Analytics

Google Analytic là một công cụ online cho phép chủ sở hữu có thể theo dõi được các số liệu trên website. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn các dữ liệu về traffic, kênh traffic, nguồn phương tiện traffic, phân tích các hành vi cụ thể của người tiêu dùng trên website của bạn. Một sô chức năng tiêu biểu có trên công cụ này như sau: 

Thống kê rõ họ đến từ nguồn nào, ở đâu, họ đang ở vị trí nào trên website của bạn. Báo cáo thời gian thực về số lượng người đang truy cập vào trang web của bạn, lượng người dùng mới tìm đến website, số phiên hay số lần xem trang được hiển thị rõ trên biểu đồ.

Traffic là gì?
Google Analytics cho bạn biết được tại thời điểm đó có bao nhiêu lượng traffic trên web của bạn

Không chỉ cho bạn biết rõ traffic ngay thời điểm hiện tại, công cụ này còn cho phép bạn kiểm tra được luồng hành vi của người dùng. Cho phép biết được số lần xem trang, tỷ lệ thoát và thời gian trung bình có trên website. Từ những con số này sẽ giúp bạn biết được nội dung nào của bạn đạt được chất lượng và đang giữ chân người dùng.

Traffic là gì?
Google Analytics giúp bạn phân tích được luồng dữ liệu của người dùng

Google Search Console

Đây là một dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp để bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến website của mình. Với Google Search Console cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về số lần hiển thị, số lần nhấp chuột, tỷ lệ nhấp và vị trí trung bình của các từ khóa trên Website của bạn. Từ đó, Google Search Console sẽ cho bạn biết được lượng traffic trên web thu thập từ công cụ từ kiếm Google là bao nhiêu, con số này được thống kê chi tiết theo từng ngày, bạn có thể dễ dàng quan sát ngay tại trang chủ của công cụ. 

Ahrefs

Nếu bạn không phải chủ sở hữu mà muốn kiểm tra traffic của website đối thủ thì Ahrefs là công cụ sẽ hỗ trợ bạn. Nó giúp phân tích Backlink và những yếu tố SEO khác như theo dõi và kiểm tra traffic của website. Tuy nhiên, để sử dụng công cụ này, bạn cần trả một mức phí tương ứng với các gói khác nhau. Giá mỗi gói sẽ tương ứng với số tính năng bạn sử dụng được.

Traffic là gì?
Ahrefs là công cụ tuyệt vời để bạn nghiên cứu đối thủ của mình

SimilarWeb

SimilarWeb là công cụ giúp kiểm tra traffic website nhiều tính năng mở rộng hơn so với Ahrefs. Có thể kể đến các thông số thu được từ SimilarWeb như: Nguồn traffic theo quốc gia và theo danh mục lĩnh vực, Referrals traffic, Organic traffic và paid traffic,… Và bạn cũng cần trả phí để sử dụng công cụ này. Trước khi mua gói chính thức, bạn sẽ được dùng thử 7 ngày. 

XEM THÊM: Dịch vụ quản trị Web trọn gói giúp tăng traffic tự nhiên

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn đọc về traffic là gì và một số thông tin liên quan. Hy vọng các chiến binh SEOer đã hiểu hơn về một khái niệm được sử dụng rất nhiều cho công việc này! Đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn đọc nếu thấy hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *