Các doanh nghiệp đều muốn xây dựng thương hiệu để có được vị thế trên thị trường và lòng tin của khách hàng. Quá trình xây dựng niềm tin cần nhiều thời gian và không phải là chuyện dễ dàng thực hiện. Để xây dựng và phát triển niềm tin trong lòng khách hàng, bạn cần xây dựng một chiến lược thương hiệu chi tiết và hiệu quả. Vậy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm một số thông tin về Chiến lược thương hiệu là gì? Các bước xây dựng thương hiệu chuẩn qua bài viết này nhé.
Định nghĩa chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là gì? Đây được xem là công cụ, cách thức giúp doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng. Đây là khái niệm phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là việc lên kế hoạch xây dựng và duy trì hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu. Đây là một quá trình lâu dài và cần được duy trì để giữ vững hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Các bước xây dựng thương hiệu chuẩn
Xây dựng chiến lược thương hiệu chuẩn
Quá trình xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Hơn nửa, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được thành công khi có chiến lược thương hiệu rõ ràng. Sau đây là 10 yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu mới.
La bàn thương hiệu (Brand Compass)
Đây là cảm hứng, động lực, mục tiêu khi bạn thành lập doanh nghiệp. Những điều này sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và quyết định của doanh nghiệp trong tương lai. Để xác định được la bàn thương hiệu, bạn cần lưu ý đến những khía cạnh sau:
- Mục đích kinh doanh.
- Tầm nhìn và sứ mệnh.
- Giá trị cốt lõi.
- Mục tiêu chiến lược thương hiệu.
- Kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Những kết quả mà từng giai đoạn cụ thể phải đạt được.
Văn hoá Công ty (Company Culture)
Văn hoá doanh nghiệp sẽ được xây dựng dựa trên những giá trị cốt lõi đã được liệt kê phía trên. Đây là những quy tắc, thái độ ứng xử chung mà nhân viên sẽ dùng để giao tiếp với nhau và với khách hàng. Một văn hóa vững mạnh và tích cực sẽ giúp kết nối nhân viên, tạo động lực cho họ cống hiến và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp đến khách hàng.
Tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Đây là nét cá tính riêng của thương hiệu mà bạn muốn xây dựng, ví dụ như nghĩ đến thương hiệu của bạn là nghĩ đến sự chuyên nghiệp hoặc sáng tạo hoặc linh hoạt. Hãy tìm một nét ấn tượng, một tính từ miêu tả đúng nhất về thương hiệu của bạn. Sau đó, hãy tập trung khắc họa điều này trong tất cả hình ảnh hay thông điệp truyền thông. Theo thời gian, tính cách thương hiệu sẽ được hình thành và góp phần tạo nên mối quan hệ bền vững với khách hàng trung thành.
Cấu trúc thương hiệu (Brand Architecture)
Cấu trúc thương hiệu là cách doanh nghiệp phân bổ, sắp xếp các yếu tố nhỏ trong tổng thể thương hiệu lớn. Điều này liên quan đến chiến lược thương hiệu sản phẩm như đã phân tích ở trên. Doanh nghiệp có ý định phát triển thương hiệu sản phẩm như thế nào, bao nhiêu sản phẩm và sẽ tạo thương hiệu riêng cho chúng hay gộp chung dưới tên thương hiệu lớn. Tùy thuộc vào tình hình thị trường cũng như tiềm lực đang có mà doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.
Tên thương hiệu và Slogan
Tên thương hiệu cần phải ngắn gọn, dễ đọc để khách hàng dễ dàng ghi nhớ. Tên thương hiệu sẽ theo bạn trong suốt quá trình kinh doanh, do đó hãy đầu tư thời gian để tìm được một cái tên thật sự ý nghĩa và khiến bạn có được cảm hứng và động lực mỗi khi nghĩ về. Tiếp theo đó là Slogan, đây là một câu ngắn gọn thể hiện được sứ mệnh của doanh nghiệp. Ví dụ Slogan của Trung Nguyên là “Khơi nguồn sáng tạo” hay của Bitis là “Nâng niu bàn chân Việt”. Một Slogan ấn tượng sẽ dễ dàng khiến khách hàng ghi nhớ và muốn được trải nghiệm sản phẩm.
Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì – thương hiệu bạn đang xây dựng không nhất quán, hoạt động thường gặp khó khăn, chi phí cao hơn mức trung bình, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.
- Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:
- Định hướng đúng đắn trong cách thức xây dựng thương hiệu. Từ đó hạn chế rủi ro, tăng tốc hiệu quả hoạt động
- Giảm chi phí (vì tránh được những khoản chi sai, chi kém hiệu quả)
- Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu
- Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Tham khảo thêm
- Branding là gì? Khái niệm và Tại sao lại cần Branding?
- Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Những lợi ích và những bước cơ bản sở hữu bộ nhận diện thương hiệu
Lời kết
Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về quy trình những bước xây dựng chiến lược thương hiệu và định nghĩa chiến lược thương hiệu là gì? Rất cần thiết cho bạn đọc có thêm thông tin bổ ích, chúc bạn thành công. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage