Chứng chỉ hành nghề dược là gì? Khi nào được cấp?

Chứng chỉ hành nghề dược là gì

Chứng chỉ hành nghề Dược đang là chủ đề được nhiều dược sĩ vừa mới trường quan tâm nhiều hiện nay. Vậy Chứng chỉ hành nghề dược là gì? Cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện nào mới được cấp chứng chỉ này? Cùng Xuyên Việt Media đi tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm và vai trò của chứng chỉ hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề là một trong những giấy tờ được cấp khi cá nhân có đầy đủ trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp nào đó, cơ quan cấp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp của ngành nghề đó. Dưới đây là thông tin chi tiết về chứng chỉ hành nghề dược.

1. Chứng chỉ hành nghề dược là gì?

Chứng chỉ hành nghề dược được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật. Điều này đồng nghĩa là sẽ có hàng loạt lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề được tổ chức; và các nhà thuốc chắc chắn sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu chưa có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Trước hết, chứng chỉ hành nghề dược không phải là một “giấy chứng nhận” về trình độ chuyên môn của người hành nghề. Bởi lẽ chứng chỉ hành nghề dược chỉ được cấp cho những người đã qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo quốc gia (trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, đại học, sau đại học). Ngay cả những người đã hành nghề lâu năm cũng cần được cấp chứng chỉ hành nghề.

Ngoài bằng cấp, dược sĩ còn cần chứng chỉ hành nghề dược
Ngoài bằng cấp, dược sĩ còn cần chứng chỉ hành nghề dược

Do đó, bằng tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo dược sĩ và quá trình công tác mới là chỉ xác nhận trình độ chuyên môn của bạn. Chứng chỉ hành nghề dược là một trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

>> Định cư Mỹ diện EB5 là gì? Lợi ích nổi bật của EB5

2. Vai trò chính của chứng chỉ hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề dược cũng là công cụ để các dược sĩ phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Các dược sẽ sẽ phải cập nhật những thông tin mới về khoa học – kỹ thuật và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực y dược.

Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 5 năm. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn sử dụng là 5 năm
Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn sử dụng là 5 năm

Như đã đề cập, để kinh doanh dược phẩm, bạn bắt buộc phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ của Bộ Y tế. Trong đó, Chứng chỉ hành nghề dược là thủ tục hành chính bạn không thể bỏ qua. Loại giấy tờ này không chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính, hồ sơ, nó còn là minh chứng bạn đáp ứng đủ yêu cầu để tham gia vào thị trường chăm sóc sức khỏe cho mọi người này.

Điều kiện quan trọng trong việc cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần có chứng chỉ hành nghề dược và chứng chỉ này được xem là điều kiện làm việc trong lĩnh vực Y Dược.

Đối với ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm Y học và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược cần có:

  • Sinh viên có văn bằng chuyên môn (văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận chuyên môn) phù hợp.
  • Có đủ thời gian thực hành ít nhất từ 2 năm tại cơ sở Dược hợp pháp như cơ sở nghiên cứu Dược, cơ sở kinh doanh Dược.
  • Có đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Có đạo đức nghề nghiệp tốt, không tiền án tiền sự.
  • Đảm bảo đủ sức khỏe để hành nghề Dược.
  • Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấm làm công việc có liên quan đến hoạt động Dược.
Điều kiện trong cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Điều kiện trong cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

  • 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ.
  • 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ.
  • 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
  • 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

Một số quy định xử phạt về chứng chỉ hành nghề Dược

Căn cứ vào khoản 2 Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

  • Hành vi giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và có thể bị buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề dược.
  • Hành vi hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc phải có chứng chỉ hành nghề bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Hành vi hành nghề không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 01 đến 03 tháng.
Chứng chỉ hành nghề Dược giả mạo sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng
Chứng chỉ hành nghề Dược giả mạo sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng

>> Cáp DTV là gì? Những ưu điểm của truyền hình kỹ thuật số

Lời kết

Thông tin bài viết trên hy vọng đã giúp độc giả giải đáp câu hỏi Chứng chỉ hành nghề dược là gì? Nếu như bạn còn có thắc mắc gì về vấn đề này hay muốn tìm đọc các thông tin hữu ích hãy truy cập Xuyên Việt Media nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *