Bạn lướt mạng xã hội hay tham gia một khóa học chuyên ngành bất kỳ thì đều có thể gặp từ concept. Ngày nay, thuật ngữ này được dùng rất phổ biến. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực nó sẽ mang những ý nghĩa riêng. Vậy cụ thể là như thế nào, mời bạn cùng Xuyên Việt Media khám phá những thông tin về concept là gì và tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của nó trong mỗi lĩnh vực để sử dụng cho đúng nhé!
Khái niệm Concept là gì?
Concept tạm dịch là ý tưởng, hay cụ thể hơn concept là ý tưởng chủ đạo xuyên trong một chương trình, sự kiện, lĩnh vực nào đó,…. Những ý tưởng, phong cách hoặc hình thức này sẽ theo suốt nội dung của một chương trình, sự kiện nào đó. Nhờ tuân theo Concept mà nội dung toàn bộ chương trình, sự kiện đó được thống nhất và định hình rõ ràng với một “chất” hoặc các tiêu chuẩn rất riêng
TÌM HIỂU THÊM: Digital Marketing là gì
Concept trong mỗi lĩnh vực mang một ý nghĩa chuyên biệt
Với khái niệm cơ bản về concept là gì thì chắc chắn các bạn sẽ còn rất mơ hồ khi nó được sử dụng trong mỗi chuyên ngành khác biệt. Bởi trong mỗi lĩnh vực nó sẽ mang một ý nghĩa, cách hiểu cụ thể và có nét riêng.
Bạn có thể tham khảo ý nghĩa của concept trong các lĩnh vực phổ biến được bật mí ngay sau đây:
Lĩnh vực báo chí
Concept trong lĩnh vực báo chí chính là ý tưởng bắt đầu và định hướng đi cho toàn bộ nội dung của một hay một loạt bài viết. Nội dung chủ đạo sẽ được khai thác theo một chủ đề nhất định trong từng kỳ báo, theo ngữ cảnh đặc trưng và phù hợp với chủ đề chính.
Chẳng hạn như concept của số báo tuần này là “Chăm con ở nhà mùa dịch” thì tất cả các bài viết sẽ phải triển khai theo chủ đề đã định hướng đó. Không chỉ nội dung mà cả hình ảnh, thiết kế trang trí cũng sẽ phải bám sát theo concept chủ đạo để đảm bảo nội dung chính.
Tổ chức sự kiện
Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện thì concept thực sự là điều quan trọng cần nắm rõ với mọi nhân viên, quản lý. Đó chính là từ khóa để cho mọi thứ từ âm thanh, cách setup, decor khu vực tổ chức sự kiện, sân khấu, thực đơn xuyên suốt quá trình đều phải bắt buộc tuân theo concept đó. Chỉ cần một vấn đề nhỏ đi lạc concept sẽ khiến sự kiện trở nên thiếu tính liên kết, gây ấn tượng xấu với khách mời tham gia sự kiện.
Ví dụ, concept của sự kiện là “Lễ hội việc làm” thì tất cả các kịch bản dẫn chương trình khai mạc, bế mạc, chủ đề talkshow, âm nhạc, hình ảnh trình chiếu trong mỗi workshop, lịch trình sự kiện đều phải toát lên được những mong muốn của nhà tuyển dụng và cơ hội việc làm cho ứng viên. Ý tưởng đồng bộ sẽ giúp kết nối tốt hơn giữa bên tuyển dụng và ứng viên. Từ đó mang lại hiệu quả thiết thực và đạt được mục tiêu của lễ hội việc làm.
Nội thất
Concept của lĩnh vực nội thất được hiểu là phong cách thiết kế của bản vẽ, thống nhất trong chất liệu, tone màu sắc sử dụng trong bản thiết kế nội thất, hay trường phái được lựa chọn trong kiến trúc công trình… Ý tưởng chủ đạo trong lĩnh vực này sẽ giúp quyết định thiết kế, lựa chọn món đồ nội thất hoàn hảo.
Có thể lấy ví dụ concept của nhà thiết kế là ý tưởng theo phong cách thiết kế tối giản (phong cách Minimalism). Theo đó, toàn bộ nội thất trong không gian thường không sử dụng quá 3 màu nền. Một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nổi bật tạo điểm nhấn cho phong cách này. Hoặc nguyên tắc trong phong cách này còn sử dụng kết hợp những món đồ nội thất với những khối hình học đa dạng như hình chữ nhật,hình tròn, hình vuông…
Khách sạn, nhà hàng
Concept của khách sạn, nhà hàng được hiểu là mô hình thiết kế của khách sạn, nhà hàng đó. Những nhà hàng, khách sạn mang concept độc đáo, thống nhất sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngay cả những vị khách khó tính cũng sẽ hoàn toàn bị chinh phục.
Với một khách sạn cạnh bờ biển, họ có thể chọn concept hình vỏ sò hoặc xoắn ốc. Những thiết kế sảnh chờ, phòng ốc, khu vực vui chơi, ăn uống hiện đại, hướng đến một điểm chung sẽ thực sự thu hút khách du lịch hơn rất nhiều.
Giải trí
Có thể nói concept trong lĩnh vực giải trí là vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi sự sáng tạo và thực sự xuyên suốt để giữ được lượng khán giả đến phút cuối cùng. Có thể là một MV ca nhạc mang xu hướng của phong cách vui tươi, lãng mạn, trẻ trung hay ma mị. Hoặc cũng có thể là chủ đề cho một album ảnh bắt trend, album lễ hội hóa trang…
Trong một bộ phim nếu những tập đầu diễn ra theo một chủ đề nhưng phần giữa phim lại chuyển chủ đề khác thì chắc chắn khán giả sẽ bỏ dở chừng mà không đủ kiên nhẫn theo dõi đến tập cuối. Tương tự như thế, những sản phẩm âm nhạc, hoạt động giải trí cũng thực sự cần có một concept được định hướng ngay từ đầu cho người xem thấu hiểu và cảm nhận.
Trang thiết bị, máy móc
Với một lĩnh vực hết sức đặc thù hiện nay như máy móc, trang thiết bị thì concept sẽ quyết định được thiết bị vận hành theo cách nào. Máy móc sẽ được tạo hình ra sao và tuân theo nguyên lý hoạt động cơ bản nào? Các kỹ sư sẽ đưa ra những concept cho những bản thử nghiệm khác nhau. Sau đó tiến hành dùng thử, thử nghiệm, sửa chữa, bổ sung tính năng trước khi hoàn thiện. Concept sẽ được coi là tiêu chí để đưa ra các đánh giá chuyên môn và cho ra kết luận cuối cùng để sản xuất thiết bị.
Marketing
Concept được ứng dụng nhiều hơn trong một số lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật. Tuy nhiên, kinh doanh cũng là một nghệ thuật. Và trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, concept có thể nói là thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến. Có 2 loại concept chính trong một chiến dịch marketing là: Selling concept và Marketing concept.
Selling concept
Selling concept sẽ nhắm đến mục tiêu là bán được sản phẩm cho doanh nghiệp mà không cần hiểu quá rõ nhu cầu thị trường. Loại concept này sẽ tập trung chủ yếu vào việc thuyết phục khách hàng mua hàng. Người thực hiện sẽ phải tăng giao dịch cũng như xây dựng các mối quan hệ với khách hàng bền chặt hơn.
Loại concept này thường chỉ mang lại những lợi thế ngắn hạn trong doanh nghiệp. Lý do là bởi khách hàng sau khi mua sắm xong thì sẽ không có sự kết nối nào và cũng sẽ không quay trở lại lần thứ hai.
Marketing concept
Nếu như thiếu sự kết nối là nhược điểm của Selling concept thì Marketing concept sẽ khắc phục được điều này. Nó sẽ hướng tới mục tiêu dài hạn hơn; bới nó có những ý tưởng chủ đạo; nội dung và cả hình thức marketing mang tính chiến lược lâu dài, tìm hiểu tường tận vào nhu cầu của khách hàng. Marketing concept sẽ tác động đến nhận thức của khách hàng và xác định phương thức mà một doanh nghiệp có thể tận dụng điều đó để kinh doanh hiệu quả.
Marketing concept sẽ trực tiếp hỗ trợ và giúp cho việc bán hàng diễn ra dễ dàng hơn. Kỹ thuật và cả chiến lược marketing thực sự dựa trên nhu cầu khách hàng để xác định đúng sản phẩm; giá cả và những thông tin cần được truyền đạt cho khách hàng mục tiêu; nhằm đảm bảo mục đích doanh số bán hàng.
Một vài ví dụ về concept trong marketing
Có rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ đã triển khai tốt concept trong marketing và giúp khách hàng tin tưởng, mua hàng nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo những ví dụ về concept marketing thực tế trong đời sống như sau:
Strongbow – Cứ chill thôi
Trong tình hình dịch bệnh khó khăn năm 2020 khiến mọi thứ bị dừng lại, nhưng Strongbow vẫn tiếp tục thổi làn gió “chill” vào cộng đồng người trẻ với chiến dịch truyền thông “Cứ chill thôi”. Cụm từ “chill phết” trở nên quen thuộc với nhiều bạn trẻ thế hệ Young Millennials và Gen Z sau MV “Bài này chill phết” do Min & Đen Vâu thể hiện năm 2019.
Lúc người trẻ phải đối mặt với vô vàn khó khăn và những giây phút nhàm chán trong mùa dịch thì nước trái cây lên men Strongbow lại giúp họ gác lại những âu lo để tự do tận hưởng và làm mới cuộc sống theo cách riêng của chính mình. Thông điệp “Sống chill phiêu mới, cứ chill thôi” được truyền tải qua MV “Cứ chill thôi với hàng loạt người nổi tiếng. Chữ “chill” xuất hiện xuyên suốt trong lời bài hát nhấn mạnh thêm tinh thần mà Strongbow muốn truyền tải.
Strongbow còn đăng tải lên fanpage 2 triệu lượt follow khuyến khích người trẻ giữ nguồn năng lượng tích cực trong thời buổi Covid – 19 “An toàn là ưu tiên, Chill Strongbow bình yên”. Sau đó là những cuộc thi, minigame, đặt banner điện tử quảng cáo trên những trang báo lớn xoay quanh chủ đề “chill” được thực hiện.
Kết quả, Strongbow đã đạt mức tăng trưởng doanh thu 20% và giành vị trí thứ 2 trong top các công ty tăng trưởng giữa đại dịch. Ngoài ra, còn nhiều những con số và giải thưởng ấn tượng khác.
NÊN XEM: Performance Marketing là gì
Dove – Vẻ đẹp thật sự
Dove tin rằng người phụ nữ sẽ cảm thấy mình đẹp nhất khi thích thú với chính mình, chăm sóc bản thân, cảm thấy hãnh diện khi tạo cho mình một vẻ đẹp riêng biệt. Với Album đạt kỷ lục Guiness “Album lớn nhất Việt Nam”, vẻ đẹp thật sự của người phụ nữ Việt Nam đã được nhãn hàng Dove thể hiện qua 103.000 bức ảnh và bước lên một tầm cao mới.
Đó cũng là những tấm ảnh ý nghĩa chốt lại của chuỗi phản ứng bùng nổ sinh ra từ nút thắt 1% trước đó. Sau chiến dịch, Nielsen đã đưa ra kết quả có đến hơn 90% người phụ nữ Việt Nam ủng hộ concept – ý tưởng “Mỗi người phụ nữ đều có vẻ đẹp của riêng mình”. Và Dove đã thực sự chạm đến trái tim những người phụ nữ Việt và cũng chính là những khách hàng mà họ hướng tới dù hôm nay, ngày mai hay tương lai.
Xem ngay:
Các câu hỏi thường gặp về Concept
Chụp ảnh concept là gì
Chụp ảnh concept là cách chụp ảnh theo sự bài trí, bố cục riêng biệt để tạo thành một phong cách nhất định hay nội dung cụ thể cho buổi chụp hình. Khác với những bức hình được chụp tự nhiên, khi chụp ảnh theo concept đã qua xử lý, mọi thứ đều có sự liên quan và gắn kết cao theo một chủ đề định sẵn. Nhiếp ảnh có concept luôn được ưu tiên trong các sự kiện, chiến dịch quảng cáo.
Concept fashion là gì
Layout Concept là gì
Layout concept là những quy tắc sắp xếp các yếu tố đồ họa và nội dung trên bất cứ thiết kế nào để tạo sự nhất quán cho toàn bộ ấn phẩm của mình.
Nhân viên concept là gì
Các loại concept thường gặp
Concept Kpop là gì
Thiết kế concept là gì
Concept sản phẩm là gì
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Xuyên Việt Media muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng những nội dung trên phần nào đã giúp bạn giải đáp concept là gì? Đừng quên theo dõi xuyenvietmedia.com thường xuyên để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!