Định vị thị trường: Khái niệm và chiến lược điển hình

Định vị thị trường

Định vị thị trường còn được biết đến với thuật ngữ chuyên ngành là Market Positioning. Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến sâu vào thị trường, muốn có những bước đột phá đều cần đến quá trình này. Kết quả của một quá trình định vị thành công là thương hiệu có độ nhận diện cao, doanh thu tăng vọt.

Định vị thị trường là gì?

Nếu là dân Marketing, chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với cụm từ “định vị thị trường”. Đây là một quá trình được đội ngũ marketing xây dựng nhằm hiểu hơn về chính sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Đưa ra được những tính năng, đặc điểm riêng độc đáo của sản phẩm. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược để đẩy thương hiệu lên tầm cao mới, vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

Các thuật ngữ quan trọng trong quá trình này mà bất kỳ người làm marketing nào cũng phải biết là: giá trị tối ưu, tiếp thị sản phẩm, vị thế riêng, khách hàng mục tiêu. Như vậy có thể hiểu rõ rằng, quá trình định vị sẽ cho ra được kết quả là tăng độ tiếp cận cũng như giá trị của sản phẩm.

Bên cạnh đó, trong giới kinh doanh giá trị 4P cũng là thứ được nhiều người áp dụng, bao gồm Price – Promotion – Product và Place. Dịch sang tiếng Việt là Giá cả – Khuyến mãi – Sản phẩm – Địa điểm. Đây là những yếu tố sẽ giúp chiến lược định vị có được hiệu quả cao hơn.

Định vị thị trường

Định vị thị trường – Vì sao không thể thiếu?

Trong kinh doanh, việc mà bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn là tiếp cận được nhiều khách hàng và đưa thương hiệu trở thành phiên bản tốt nhất. Nghĩa là khi nghĩ tới một dịch vụ/sản phẩm nào đó, khách hàng sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên. Cụ thể, định vị thị trường sẽ cho ra những kết quả dưới đây.

Tạo ra phiên bản nổi trội và “duy nhất”

Khi kinh doanh, quan trọng nhất là “biết mình biết ta”. Khi xây dựng được chiến lược định vị tốt, doanh nghiệp sẽ biết đâu là điểm riêng nổi bật của mình. Từ đó tạo ra những giá trị cốt lõi mà khách hàng chỉ tìm thấy tại doanh nghiệp này. Để chiến thắng trên thị trường, vượt qua các đối thủ khác thì việc là phiên bản “duy nhất” sẽ là mục tiêu hàng đầu.

Tạo ra phiên bản nổi trội và “duy nhất” thông qua định hướng thị trường
Tạo ra phiên bản nổi trội và “duy nhất” thông qua định hướng thị trường

Định vị thị trường giúp bạn nhanh chóng tìm đến khách hàng

Nhờ có quá trình định vị thị trường, doanh nghiệp sẽ có tên tuổi hơn trên thị trường. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ không tốn thêm quá nhiều chi phí cho việc marketing, quảng cáo để trở nên nổi bật. Từ đó tạo được dấu ấn riêng biệt giúp các sản phẩm, dịch vụ sẽ tự động tìm đến khách hàng và ngược lại. Người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm cũng sẽ tìm đến thương hiệu đầu tiên.

Giúp khách hàng phải “chốt đơn” ngay

Đây là hành động được thúc đẩy nhờ quá trình định vị thương hiệu hay hiểu đơn giản, khi thương hiệu được định vị, tức là nó có giá trị riêng biệt. Điều đó khiến cho khách hàng phải tìm đến. Khi được kết hợp cùng các chiến lược mà công ty đưa ra, việc định vị thị trường sẽ làm cho khách hàng phải xuống tay chốt đơn ngay lập tức.

Thương hiệu sẽ trở thành điểm đến đầu tiên, hay còn tạo được dấu ấn trong lòng của khách hàng mục tiêu. Bởi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, việc tiếp cận đến khách hàng cũng dễ dàng hơn nhiều. Với các giá trị mà thương hiệu mang lại, không khó để tạo niềm tin và lôi kéo tình cảm của khách.

Giúp khách hàng phải “chốt đơn” ngay

Tạo ra khả năng cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp

Một thương hiệu đã được định vị một cách vững chắc, chắc chắn sẽ đem lại nhiều giá trị cho khách hàng. Thương hiệu biết điều gì mang lại giá trị, cần phát triển và điều gì cần khắc phục. Từ đó dần hoàn thiện hơn và tăng sức cạnh tranh với các công ty đối thủ.

Định vị thị trường là đòn bẩy cho các hoạt động sau này

Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì định vị thị trường vẫn là một công đoạn quan trọng cho sự phát triển sau này. Bạn cần tìm ra được giá trị cốt lõi, thứ mà thương hiệu của mình hơn được so với các đối thủ. Như vậy, kết quả của định vị đúng hướng là thuận lợi cho sự phát triển, thúc đẩy các sản phẩm về sau.

Định vị thị trường là đòn bẩy cho các hoạt động sau này

Những kiểu định vị phổ biến trên thị trường hiện nay

Nhắc đến định vị thị trường, nhiều người mới sẽ tưởng rằng đó là đưa doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường, tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Định vị cũng có nhiều kiểu, nhiều mức độ. Có thể dễ dàng mường tượng là:

  • Định vị sản phẩm: khiến sản phẩm có dấu ấn nhất định, về giá cả, công dụng hay tính năng,…
  • Định vị doanh nghiệp: làm cho quy mô, công nghệ của doanh nghiệp đặc biệt nổi trội.
  • Định vị địa điểm: xác định phạm vi mà doanh nghiệp sẽ nắm vị trí cao, trong nước hay quốc tế,…
  • Định vị ngành: xác định ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ bước vào. Ví dụ Viettel có nhiều ngành nhưng nổi trội ở lĩnh vực viễn thông.
Đa dạng cách thức định vị thị trường
brand architecture là gì

Các yếu tố tạo nên chiến lược định vị cơ bản cần biết

Khi định vị thị trường cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố lại có thể tạo thành một chiến lược riêng. Vì vậy, khi tham khảo các yếu tố dưới đây, hãy biết rằng đó cũng chính là chiến lược định vị hiệu quả.

Yếu tố giá trị

Nhiều công ty lựa chọn định vị thị trường dựa trên giá trị. Có nghĩa rằng họ muốn khách hàng nhớ tới như là một công ty có sản phẩm tốt, mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Không khó để bắt gặp những nhãn hàng ở phân khúc cao cấp trong lĩnh vực thời trang cũng dùng yếu tố này.

Giá trị ở đây được hiểu là sản phẩm đem lại cho người dùng một công dụng đặc biệt. Đôi khi là giá trị tinh thần, giá trị danh dự,… Những người đẹp trong giới showbiz thường dùng túi hàng hiệu là vì vậy.

Yếu tố giá trị trong chiến lược định vị thị trường
Yếu tố giá trị trong chiến lược định vị thị trường

Yếu tố giá cả

Định vị thị trường dựa trên giá cả là cách khá dễ để chiếm được vị trí trên thị trường. Bởi doanh nghiệp khi này đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình là ai, thu nhập cao hay thấp. Từ đó đưa ra những dòng sản phẩm/dịch vụ có giá cả nổi bật. Nhiều khách hàng thừa nhận họ yêu thích một nhãn hàng nào đó do giá rẻ bất ngờ hoặc giá cao đột biến.

Yếu tố công dụng, vai trò

Chiến lược định vị dựa trên những vai trò và công dụng của sản phẩm được nhiều công ty áp dụng. Họ sẽ đưa ra những tính năng, công dụng nổi bật của sản phẩm. Sử dụng cách quảng cáo hoa mỹ để đánh vào tâm lý khách hàng. Như vậy, những khách hàng đang cần sẽ tự tìm đến.

Yếu tố chất lượng

Yếu tố chất lượng tuy không nhanh chóng giúp thương hiệu trở nên nổi bật nhưng một khi được khách hàng biết đến thì lại cạnh tranh được rất lâu. Bởi chất lượng luôn là thứ trường tồn, được khách hàng quan tâm nhất. Định vị thị trường dựa trên yếu tố này sẽ giúp thương hiệu vượt trội hơn hẳn. Thậm chí có nhiều công ty, do sản phẩm quá chất lượng nên họ có quyền được nâng giá cao hơn bình thường.

Định vị thị trường dựa trên yếu tố chất lượng giúp thương hiệu vượt trội hơn
Định vị thị trường dựa trên yếu tố chất lượng giúp thương hiệu vượt trội hơn

Yếu tố nhân khẩu học

Yếu tố nhân khẩu học chính là các đặc điểm như khu vực, giới tính, độ tuổi, tính cách,… Định vị thương hiệu nhờ vào những điều trên sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận đến nhóm khách hàng phù hợp.

Định vị thị trường hiệu quả qua các bước

Để nghiên cứu định vị doanh nghiệp hiệu quả cũng cần có những trình tự nhất định. Dưới đây là một số câu hỏi được sắp xếp theo trật tự. Tìm được câu trả lời của những câu hỏi này thì sẽ cho ra được chiến lược định vị hiệu quả.

Tìm hiểu đối thủ là ai & có điểm gì nổi bật?

Việc hiểu rõ đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược cao tay hơn. Trong bước này, doanh nghiệp cần phân tích kỹ càng về đối thủ của mình. Từng phần như thị phần, lịch sử phát triển của đối thủ hay thế mạnh, điểm yếu. Cần đặc biệt quan tâm đến nhóm khách hàng mà đối thủ đang hướng tới, so sánh với chính công ty của mình để đưa ra nhận định.

Bạn cần tìm hiểu đối thủ là ai & có điểm gì nổi bật
Bạn cần tìm hiểu đối thủ là ai & có điểm gì nổi bật

Tìm hiểu chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường

Sau khi hiểu rõ về đối thủ thì doanh nghiệp cũng cần “hiểu chính mình”. Hãy tự phân tích theo bảng SWOT để nắm rõ những gì cần làm tiếp theo. Cụ thể bảng SWOT là Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Dịch sang tiếng Việt là Thế mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Mối đe dọa.

Khẳng định bản chất riêng thương hiệu

Đây là bước mà doanh nghiệp sẽ xác định những điểm nổi bật, riêng biệt của thương hiệu. Đây là yếu tố có thể sử dụng để đẩy thương hiệu trở nên độc nhất trên thị trường. Trong bước này, doanh nghiệp ngoài việc xác định điểm khác biệt, còn phải tìm ra cách vận dụng điểm khác đó để tạo dấu ấn với khách hàng.

Khẳng định bản chất riêng thương hiệu

Sử dụng chiến lược phù hợp

Một bước vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Dựa trên thế mạnh mà mình vốn có, hãy chọn ra một chiến lược (đã đề cập trong phần yếu tố) để xây dựng lâu dài. Phương án là gì, chiến lược hướng trọng tâm vào giá trị, chất lượng hay vai trò,… Đó là những gì bạn phải xử lý trong bước này.

Tự xem xem và đánh giá chất lượng của doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất chiến lược cần phải tự đánh giá và xem xét, phản biện. Như vậy mới nhìn thấy được lỗ hổng để khắc phục và cho ra chiến lược định vị thị trường hoàn hảo nhất.

Tự xem xem và đánh giá chất lượng của doanh nghiệp
Tự xem xem và đánh giá chất lượng của doanh nghiệp

02 ví dụ về thương hiệu định vị thị trường thành công

Không khó để tìm ra những thương hiệu đã định vị thị trường rất tốt hiện nay. Họ là những cái tên chỉ cần nhắc đến là ai cũng biết. Với độ phổ biến cao, các thương hiệu này chỉ cần sản xuất sản phẩm mới là ngay lập tức thu hút sự chú ý.

Thương hiệu Apple

Đầu tiên phải nhắc đến công ty Apple: đây là một công ty chuyên phát hành các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, Apple gây dấu ấn với kiểu dáng, tính năng của sản phẩm. Như vậy có thể thấy, tập đoàn này đã định vị thị trường thành công dựa trên giá trị và công dụng của sản phẩm.

Thương hiệu Mixue

Mixue là một thương hiệu mới đến từ Trung Quốc, dù mới chỉ du nhập vào Việt Nam nhưng số lượng chi nhánh nhiều đến bất ngờ. Trên phân khúc trà sữa hiện nay, Mixue được đánh giá là có giá tiền rẻ hơn so với mặt bằng chung. Không chỉ thế, hương vị lại đậm vì trà chuẩn xứ Trung. Điều này khiến Mixue nhanh chóng chiếm sóng thị trường trà sữa thế giới bao gồm Việt Nam.

Mixue là thương hiệu định vị thị trường thành công

Kết luận

Định vị thị trường là cách tốt nhất và là bước bắt buộc để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đối với những cửa hàng nhỏ lẻ, có thể định vị từ thị trường nhỏ lẻ trong khu vực. Nhưng một khi muốn vươn lên tầm cỡ, có dấu ấn thì chắc chắn đều phải xây dựng chiến lược quy mô, có đầu tư. Nếu muốn hiểu thêm về lĩnh vực này, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuyên Việt Media nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *