F&B là gì chắc hẳn bạn đã nghe đến rất nhiều nhưng lại không biết rõ đó là ngành gì, chức vụ gì? Đây là một bộ phận quan trọng trong khách sạn, nhà hàng mang đến doanh thu lợi nhuận chủ yếu chính. Việc hiểu rõ khái niệm này sẽ giúp bạn phát triển kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Để rõ thông tin bạn đọc hãy cập nhập bài viết mà Xuyên Việt Media đã tổng hợp nhé.
F&B là gì?
F&B là gì thì đây là cụm từ viết tắt Food and Beverage Department và có nghĩa là bộ phận nhà hàng. Đây là bộ phận mang đến nguồn doanh thu chủ yếu cho các khách sạn, resort chỉ sau bộ phận buồng phòng. F&B chuyên cung cấp đồ uống, thức ăn cho thực khách. Bộ phận này không chỉ đóng góp doanh thu mà còn tại nên thương hiệu cho khách sạn, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn.
Bộ phận F&B có nhiệm vụ chính là tổ chức các hoạt động kinh doanh ăn uống gồm: Chế biến, lưu thông; phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn; cung cấp các dịch vụ bổ sung như buffet, tiệc theo yêu cầu của khách hàng. Tùy từng quy mô của khách sạn mà bộ phận F&B có cơ cấu tổ chức khác nhau.
Tổng hợp những vai trò, lợi ích mà bộ phận F&B mang lại
F&B là gì khi đã biết rõ rồi thì nắm được vai trò, lợi ích của bộ phận này mang lại sẽ giúp cho hiệu quả công việc kinh doanh được tốt hơn. Chi tiết:
1. Đáp ứng tốt nhu cầu ăn uống
Bạn cũng biết nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu mà ai cũng cần. F&B là gì có tiềm năng phát triển lớn giúp đưa chúng trở thành một trong những dịch vụ của khách sạn và khi các khách hàng nghỉ ngơi tại đây cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.
>> Favicon là gì? Những lợi ích mà Favicon mang lại trên thiết bị
Việc có dịch vụ ăn uống được phục vụ ngay trong khách sạn vừa tiện lợi, đảm bảo mà lại có nhiều ưu đãi nổi bật. Cũng chính vì vậy mà ngành F&B nói riêng và dịch vụ khách sạn nói chung luôn không ngừng đầu tư và đẩy mạnh dịch vụ ăn uống.
2. Tạo ấn tượng tốt với khách hàng đến với khách sạn
Không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách mà ngành F&B đã phát triển lên thành một dịch vụ cao cấp hơn. Do đó cần phải tạo sự ấn tượng đối với khách hàng để họ tin tưởng để đến những lần tiếp theo. Bạn có thể tạo ấn tượng trong menu phục vụ của khách sạn, phong cách và thái độ phục vụ cũng vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đặc biệt chú ý về vệ sinh an toàn thực phẩm, yếu tố thẩm mỹ trong từng món ăn, cách bài trí tổng thể, … Có rất nhiều yếu tố quyết định sự thành công của một đơn vị làm ngành F&B tốt. Cũng chính vì sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị làm dịch vụ mà khách hàng sẽ được thưởng thức những món ăn, dịch vụ F&B ngày càng tốt hơn.
3. Tạo nguồn doanh thu cao
Một yếu tố càng khiến cho ngành F&B được quan tâm nhiều hơn chính là về kinh tế. Song hành với sự thiết yếu của nhu cầu ăn uống, cũng như sự đầu tư nâng cấp phát triển của các khách sạn đối với ngành dịch vụ này. Đổi lại là F&B cũng mang đến một nguồn doanh thu rất lớn cho các khách sạn.
Danh sách các bộ phận trực thuộc của dịch vụ F&B
Bộ phận F&B chỉ thường có trong những khách sạn từ 3, 4 sao trở lên hoặc trong các nhà hàng cao cấp, sang trọng. Một số bộ phận trực thuộc của ngành dịch vụ liên quan trực tiếp đến F&B như sau:
1. Lobby bar
Quầy bar là chốn không thể thiếu của một khách sạn. Đó là nơi để khách hàng “trải lòng”, là nơi để khách thấy được sự chu đáo, tận tình của bạn và cũng là nơi cho họ “niềm vui” khi ở một khách sạn đẳng cấp.
>> Encode là gì? Những thông tin cơ bản về khái niệm Encode
2. Restaurant
Đây chắc chắn là bộ phận quan trọng nhất trọng dịch vụ F&B, là bộ mặt trực tiếp của khách sạn, nơi phục vụ các bữa ăn chu đáo cho thực khách, bất kể ngày đêm.
3. Room Service
Đây là 1 dịch vụ luôn phải hoạt động 24/24 để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tại phòng của khách hàng. Đối với các khách sạn từ 4 sao trở lên, dịch vụ phòng còn phải cung cấp các dịch vụ như ăn uống tại phòng, đặt các phần bánh, trái cây để tiếp đón các khách VIP.
4. Bộ phận yến tiệc Banquet
Đây là một trong những bộ phận mang lại doanh thu nhiều nhất trong phần F&B của khách sạn. Đây là bộ phận chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện như: tiệc cưới, tiệc công ty, tất niên, họp lớp, offline, workshop hoặc chào đón các vị khách quý,…
5. Executive Lounge
Đây là khu vực VIP nhất của khách sạn (cao cấp nhất). Những bộ phận ở nơi đây tuy hạn chế nhưng đều được phục vụ ở cấp độ 5 sao. Đồ ăn, thức uống được chế biến rất kỹ, cầu kỳ và phong cách phục vụ cũng đẳng cấp hơn rất nhiều.
6. Kitchen
Đây là một bộ phận rất quan trọng, bắt buộc phải nghiên cứu các món ăn phù hợp với thực khách, với địa phương, mang lại bản sắc dân tộc và sự độc đáo của khách sạn. Một menu mà bếp đưa ra đôi lúc có thể quyết định cả sự tăng trưởng của khách sạn trong quý hoặc thậm chí cả năm.
Lời kết
Khi nắm rõ được F&B là gì sẽ giúp bạn có thể phát triển sự nghiệp với lĩnh vực này một cách tốt nhất. Để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn hãy đến với Xuyên Việt Media nhé.
Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media
- Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
- MST: 0315 964 953
- Đại diện: Trần Công Thắng
- Hotline: 0963 711 297