GPU là gì ? Có chức năng gì?

GPU là gì?

Trong lĩnh vực đồ họa thì chắc chắn chúng ta không thể không nhắc tới tầm quan trọng của card đồ họa hay được gọi GPU. Vậy GPU là gì và nó tác dụng đến khả năng trải nghiệm như thế nào? Trong bài viết này Xuyên Việt Media sẽ chia sẻ một số thông tin về Chip đồ họa GPU nhé. Cùng tìm hiểu nhé!

GPU là gì?

Chip đồ họa GPU là gì?

GPU hay còn được gọi là đơn vị xử lý đồ họa chính, là một phần trung tâm của phần cứng hệ thống trên điện thoại thông minh. GPU có nhiệm vụ xử lý các yếu tố xuất hình ảnh trên màn hình điện thoại. Từ đó giúp xuất ra hình ảnh rõ ràng và mượt mà hơn.

Với nhu cầu xử lý đồ họa của các Ứng Dụng phần mềm và Game hiện nay thì trách nhiệm này là quá lớn với CPU. Vì vậy, nhằm giảm tải trên CPU, GPU được giới thiệu. Như vậy GPU góp một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Với sự trợ giúp đắc lực của GPU, thì người dùng đã có thể chơi trò chơi một cách dễ dàng và cũng làm hết tất cả các công trình đồ họa ở trong máy tính. GPU được sử dụng trong tất cả các Máy tính và Điện thoại di động. Vậy GPU là gì – GPU có nghĩa là Đơn vị xử lý đồ họa. (Tất cả hình ảnh trên màn hình máy tính và di động được gọi là đồ họa).

Chức năng chính của GPU là gì?

Là một trong những bộ phận của máy tính, GPU sẽ đảm nhiệm các vai trò cơ bản như sau:

  • GPU giúp hỗ trợ các game 3D và những phần mềm kiến trúc như 3DSmax, Vray, Corona.
  • GPU đảm bảo vận hành tốt các ứng dụng video chuyên nghiệp và dựng hình ảnh như Adobe Premiere, Camtasia, After Effects.

Các ứng dụng cơ bản của GPU là sử dụng trong hệ thống nhúng PC hay laptop, chuyên dụng dành cho game thủ hoặc các máy trạm Workstation. GPU xuất hiện nhiều nhất là trong các laptop cá nhân. Bạn có thể kiểm tra thông số GPU ở phần Maiboard hay card đồ họa .

Từ khi có sự xuất hiện của GPU, làm thay đổi hoàn toàn mọi thứ. Đã giúp giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, bộ phận CPU chỉ còn nhiệm vụ kéo hệ thống và chạy theo khả năng hoạt động của GPU. Một vài ứng dụng nổi bật của GPU có thể kể đến như: Lĩnh vực đồ họa, Thiết kế 3D, Xử lý hình ảnh, …

Và hiện nay, vai trò của GPU trên máy tính hay laptop đang ngày càng quan trọng hơn. Nó không chỉ đơn thuần ở việc xuất tín hiệu ra màn hình hay hỗ trợ chơi game 3D. Mà việc tận dụng nhân đồ hoạ (GPU) tham gia hỗ trợ xử lý cùng nhân CPU để mang đến các ứng dụng bổ ích như: DXVA trên các chương trình xem phim, HWA trên các trình duyệt web, để thể hiện các hiệu ứng trơn tru và mượt mà hơn.

Chức năng chính của GPU là gì?
Chức năng chính của GPU là gì?

Ứng dụng thực tế của GPU là gì?

Trong game

Các tựa game hiện nay đều đang được sử dụng GPU. Các trò chơi hiện tại đều có hình ảnh chân mượt mà và thành nhất nhất. Thực tiễn bây giờ các nghề nổi tiếng như Streamer hay những game thủ chơi những tựa game hót hiện tại như PUBG hay Call Of Duty,… đều phải cần GPU để xử lý.

Trong xử lý đồ họa hình ảnh và video

Khi thiết kế những công trình lớn thì khi đó lõi Cuda core sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vẽ và dựng hình. Đặc biệt là trong làm video thì GPU sẽ tiếp nhận và xử lý một khối lượng lớn các tệp lệnh từ người dùng. Các trình làm video 2k hay 4k thì có khả năng Preview để tránh bị giật lag thì GPU cao cấp sẽ giúp bạn sử lý và tính toán điều đó.

Ứng dụng khác

GPU được đề cập rộng rãi nhất đó chính là là tính toán điện tử, y khoa, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học hiện đại và những lĩnh vực liên quan tới thăm dò dầu khí,… Trong đó trí thông minh nhân tạo là những sản phẩm được mong đợi nhất và hướng đến tương lại những robot thay cho con người làm những công việc nặng nhọc.

Sự khác biệt giữa Card đồ họa và GPU là gì?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa GPU là CPU (Central Processing Unit). Tuy nhiên, trong thực tế công dụng, cấu tạo và hiệu quả vận hành của hai bộ phận này là hoàn toàn khác nhau.

CPU là cơ quan đầu não đóng vai trò xử lý dữ liệu và phân tích được truyền tải tới máy tính thông qua định dạng các tệp lệnh. Tuy nhiên, GPU được thiết kế để đảm nhiệm vai trò xử lý các khối dữ liệu hình ảnh, đồ họa và video. Ngoài ra, GPU còn hỗ trợ xử lý các thông tin đa luồng, song song và bộ nhớ khi ở tốc độ cao.

Theo ước tính, khoảng 80% Transistors của GPU được sử dụng để tính toán dữ liệu chứ không thể nhận và điều khiển luồng thông tin như CPU. Chính vì vậy mà GPU nằm ở cấp độ phân loại thấp hơn CPU và là một bộ phận hỗ trợ của CPU.

Hiện nay, kỹ thuật lập trình GPU đang dần trở nên đơn tối ưu. Điều này đã mở ra nhiều tiềm năng khai thác nhằm gia tăng tốc độ xử lý đồ họa cho máy tính nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đa dạng. Hai thương hiệu chuyên sản xuất GPU nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là AMD/ATI Nvidia.

Xem thêm:

Kết luận

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về GPU là gì? Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Xuyên Việt Media hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *