In offset là gì? Một số vấn đề liên quan đến in offset

in offset la gi

In offset là gì? Trong chúng ta không phải ai cũng hiểu rõ về kỹ thuật in hiện đại này. Bài viết hôm nay, các chuyên gia in ấn của Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể sử dụng kỹ thuật in offset vào trong công việc in ấn của mình. Đồng thời giới thiệu đến bạn kỹ thuật in offset hiện nay.

In offset là gì?

In offset là gì?

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Cùng với kết hợp với quy trình in thạch bản, dựa trên lực đẩy của dầu và nước, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Con lăn mực chuyển mực đến vùng có hình ảnh, trong khi con lăn nước áp dụng màng nước cho vùng không có hình ảnh.

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in offset là gì?

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn khi in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt hay kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, kim loại, vải, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Sản phẩm được in ra có hình ảnh sắc nét, chất lượng cao. In linh hoạt có thể một màu hoặc nhiều màu. Có thể điều chỉnh kích thước của sản phẩm theo nhu cầu sử dụng.
  • Thời hạn sử dụng những sản phẩm in offset cao hơn và không gặp phải vấn đề phai màu, lem mực.
  • Chi phí in ấn thấp hơn. 
  • Công nghệ in offset giúp tiết kiệm chi phí về mực in.

Nhược điểm 

  • Chất lượng hình ảnh thấp hơn so với in ống đồng và in khắc.
  • Nếu không bảo quản đúng cách dễ bị hư hỏng.
  • Không in với số lượng nhỏ.
  • Không thể in được các chất liệu đa dạng 
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in offset là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in offset là gì?

Các bước thực hiện khi in offset là gì?

Thiết kế chế bản

Là thiết kế bản in chuẩn file để có thể đảm bảo được bản in offset chất lượng, không xảy ra các trường hợp bị hỏng lỗi. Dựa trên các nhu cầu thực tế của người dùng mà cần thiết kế các thông tin đảm bảo hài hòa cả về nội dung lẫn hình thức và màu sắc. 

Output film

Sau khi đã hoàn thiện quá trình thiết kế, thì bước kế tiếp là output film. Đối với các bản in có chứa hình ảnh, sẽ cần làm thành 4 tấm phim khác nhau, đó chính là bốn lớp màu CMYK lần lượt sẽ là: C là Cyan, M là Magenta, Y là Yellow, K là Black.

Để có thể tạo ra những màu sắc khác nhau, trong in ấn hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản nhất. Từ việc kết hợp 3 trong 4 màu nói trên với những thông số nhất định thì những màu cần thiết sẽ được tạo ra. Tất cả quá trình này gọi là output 4 tấm film.

Phơi bản kẽm

Sau khi đã cho ra được 4 tấm film thì bước tiếp theo chính là mang phơi từng tấm film này lên bản kẽm. Máy phơi kẽm sẽ thực hiện công việc là chụp lại hình ảnh của từng tấm phim, tái hiện và sao chép nó lên từng bản kẽm.

Sau khi đã có 4 tấm kẽm, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một.. Công đoạn này sẽ thực hiện như sau:

  • Kỹ thuật viên lựa chọn 1 trong 4 bản kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Sau đó lựa chọn loại mực thích hợp với màu bản kẽm đã lựa chọn và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.
  • Quy trình này sẽ được thực hiện cho tới khi chạy xong hết số lượng định in. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tháo bản kẽm ra, vệ sinh hết phần mực cũ, lắp ghép bản kẽm mới vào, tương ứng với đó là cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình in. Cứ thực hiện như vậy cho tới khi hết tất cả 4 bản kẽm với 4 màu in. 4 màu in này sau quy trình đã được in chồng lên nhau tạo ra bản in cuối cùng hoàn chỉnh.
  • Nhằm bảo màu in được ổn định, trong quá trình in kỹ thuật viên có thể chạy thử các bản nháp trước. Vì vậy, khi tiến hành in offset, xưởng in cần phải trừ hao giấy in thử để đảm bảo chất lượng. 

Gia công sau in

Quá trình gia công sau in là bước quan trọng nhất để có thể ra được một sản phẩm đẹp và thu hút. Thường được lựa chọn gia công đó chính là cán bóng và cán mờ. Cán bóng sẽ tạo cho bề mặt sản phẩm bóng còn cán mờ sẽ tạo ra cho sản phẩm một bề mặt mịn và mềm.

Ngoài ra còn có cán màng mờ, sản phẩm sẽ được cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in. Tuy nhiên, cán màng mờ chỉ là quá trình tô điểm thêm chứ không bắt buộc cần thiết và tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.n

Quá trình gia công sau in là bước quan trọng nhất để có thể ra được một sản phẩm đẹp và thu hút
Quá trình gia công sau in là bước quan trọng nhất để có thể ra được một sản phẩm đẹp và thu hút

Xem thêm:

Kết luận

Nội dung bài viết trên của Xuyên việt Media đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về in offset là gì? Mong rằng bài viết trên đây đã giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về công nghệ in được ưa chuộng nhất hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *