Junior Developer là một trong những chức danh trong ngành lập trình hiện nay thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi. Đây là một cấp bậc không quá lớn nhưng để có thể đứng ở vị trí này cần phải cố gắng rất nhiều. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về Junior Developer là gì hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Xuyên Việt Media.
Junior Developer là gì?
Junior Developer là một chức danh/ cấp bậc được phân chia dựa theo trình độ kinh nghiệm của một lập trình viên. Có thể hiểu Junior Developer là thuật ngữ dùng để chỉ những người vào nghề được một thời gian ngắn. Tuy nhiên họ không phải là thực tập sinh hoặc những người mới tập trở thành Developer. Thông thường các Junior Developer đã có một ít kinh nghiệm làm việc và kỹ năng nhưng hầu như vẫn chưa đạt được trình độ chuyên sâu. Những người này có thể đều có vốn hiểu biết nhất định về công nghệ, lập trình nhưng cần phải học tập và rèn luyện lên trình độ cao cấp.
Junior Developer có thể tự mình giải quyết các vấn đề cơ bản thường gặp. Tuy nhiên khi gặp những điều mới lạ, chưa va chạm họ thường lúng túng và phải nhờ đến sự giúp đỡ của các tiền bối cấp cao hơn. Lúc này, các Junior Developer không tập trung phát triển phần mềm mà chủ yếu tập trung vào việc viết code hoặc phụ trách các dự án nhỏ. Phần lớn Junior Developer là giai đoạn để một lập trình viên học tập và rèn luyện để có thể trở thành một Senior Developer.
Bí quyết trở thành Junior Developer là gì?
Để trở thành một Junior Developer thực thụ là điều không phải quá khó. Tuy nhiên bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng sau để có thể đảm nhiệm tốt vị trí công việc của mình. Cụ thể:
Rèn luyện kỹ năng quản lý công việc
Công việc chủ yếu của Junior Developer thường là fix bug và code những task nhỏ. Để đảm bảo công việc mang lại hiệu quả cao nhất, Junior Developer cần trang bị thêm kỹ năng quản lý công việc. Đồng thời bạn cần hoàn thành được những công việc được giao. Hãy chủ động tham gia các dự án cùng Senior Developer nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và nhanh chóng thăng cấp độ chuyên môn.
Nắm vững kiến thức lý thuyết
Junior Developer là những người thường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, nắm vững kiến thức lý thuyết lại là cách giúp lập trình viên dễ dàng tìm và fix bug. Ứng dụng những lý thuyết là cách giúp lập trình viên giải quyết nhanh những khó khăn trong quá trình làm việc.
Thông qua kiến thức lý thuyết, quá trình làm việc, lập trình viên sẽ được tích lũy thêm nhiều về kinh nghiệm chuyên môn để sẵn sàng làm việc chuyên sâu. Chính vì vậy, nếu đang làm việc ở lĩnh vực nào, bạn hãy nắm chắc những kiến thức ở lĩnh vực đó nhé.
>> Nguồn ATX là gì? Tìm hiểu nguyên lý làm việc của nguồn ATX
Trau dồi khả năng viết và chạy Code
Junior Developer thường được giao công việc viết code bởi các bạn chưa có những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc. Do đó, việc trau dồi khả năng viết, chạy code giúp bạn thực hành thông thạo, nhuần nhuyễn và sẽ sớm được giao công việc có yêu cầu cao hơn. Trình độ viết code càng tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có tương lai rộng mở hơn với ngành nghề này.
Trau dồi khả năng ngoại ngữ
Học ngoại ngữ là một trong những kỹ năng mà lập trình viên nói chung và Junior Developer nói riêng cần có. Kỹ năng về tiếng Anh giúp lập trình viên dễ dàng tìm hiểu, đọc các tài liệu lập trình chuyên sâu bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh tốt cũng giúp lập trình viên dễ dàng thuyết phục đối tác nước ngoài hơn.
Rèn luyện kỹ năng quản lý công việc
Công việc chủ yếu của Junior Developer thường là fix bug và code những task nhỏ. Để đảm bảo công việc mang lại hiệu quả cao nhất, Junior Developer cần trang bị thêm kỹ năng quản lý công việc. Đồng thời bạn cần hoàn thành được những công việc được giao. Hãy chủ động tham gia các dự án cùng Senior Developer nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và nhanh chóng thăng cấp độ chuyên môn.
Những điều kiện cần có của một Junior Developer
Lập trình viên chia ra thành nhiều cấp bậc và để đạt được một cấp cần đạt những điều kiện nhất định riêng. Đầu tiên, các Junior Developer phải có trình độ cơ bản về lập trình. Không chỉ biết vận dụng các lý thuyết, kiến thức đã được học ở trường đại học, người ở cấp bậc này còn phải hiểu biết sơ bộ về Web, ngôn ngữ lập trình, Code… Tuy là người có ít kinh nghiệm làm việc và cọ sát nhưng Junior Developer phải nắm vững những kiến thức cơ bản của chuyên môn.
Các Junior Developer không cần có trình độ chuyên môn quá sâu. Thông thường cấp bậc này sẽ đảm nhận những công việc rất nhẹ nhàng, những dự án nhỏ, đơn giản. Hơn nữa cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của Junior Developer cũng không quá chuyên nghiệp. Thay vì chú trong bài học kinh nghiệm những người này sẽ cố gắng khẳng định bản thân bằng việc chỉ chú tâm vào kết quả công việc.
Những Junior Developer cần được định hướng rất nhiều. Họ cần được chỉ dẫn và giám sát bởi những Senior Developer có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để có thể nhanh chóng nắm bắt những kỹ năng cần thiết nhất của một lập trình viên. Thật sự cho thấy, Junior Developer thường chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ thực tế cũng như chưa có nhiều cơ hội cọ sát với chuyên ngành. Điều này khiến không ít người hoang mang trước môi trường làm việc thực tại. Vì thế một vị tiền bối dẫn dắt chính là cách tốt nhất để Junior Developer có thể nhanh tiến bộ và thăng cấp. Vì vậy các bạn nên chú ý, chọn cho mình một Team leader đủ CHẤT, đủ CỨNG, và nhiệt tình hướng dẫn bạn.
Lời kết
Hy vọng những thông tin Xuyên Việt Media chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Junior Developer là gì, đồng thời có cái nhìn tổng quan hơn về lập trình viên ở cấp bậc này. Qua đó sẽ giúp bạn quyết định có nên theo đuổi đam mê với ngành nghề này hay không.
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage