Kinh tế tri thức là gì? Có vai trò gì đối với nền kinh tế

Định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hiện nay đều dựa vào kinh tế tri thức. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm kinh tế tri thức là gì? Vai trò của nó như thế nào đối với nền kinh tế? Hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức (Knowledge – Based Economy) là loại hình kinh tế phát triển dựa trên tri thức và khoa học. Mục đích để tạo ra của cải và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đây được xem là xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại. Trong đó tri thức, chất xám sẽ phát huy tối đa khả năng sinh lợi. Đồng thời mang đến hiệu quả lớn đối với các ngành như: Dịch vụ, công nghiệp, nông – lâm – ngư – nghiệp.

Kinh tế tri thức-1
Kinh tế tri thức là xu hướng phát triển kinh tế hiện đại

Vai trò của kinh tế tri thức 

Một ngành kinh tế trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm 70% tổng giá trị sản xuất của ngành đó. Trên thế giới, nhiều nước đang phát triển và nước công nghiệp mới đang hướng mạnh vào kinh tế tri thức với các ngành nghề như: công nghệ phần mềm, thương mại điện tử, công nghệ thông tin…

Vậy kinh tế tri thức có vai trò như thế nào?

Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp

Tri thức đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Theo đó, tri thức cần được áp dụng vào các hoạt động tạo ra của cải vật chất, đây là động lực chính để phát triển kinh tế. Vì thế lực lượng lao động phải có tay nghề, kỹ thuật, chất xám và được đào tạo bài bản.

Kinh tế tri thức-2
Tri thức rất quan trọng đối với các hoạt động sản xuất

Sản xuất công nghệ là hình thức quan trọng và tiêu biểu nhất

Đối với nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu đến từ việc tối ưu và hoàn thành các công nghệ hiện có. Điều này đòi hỏi nền kinh tế tri thức phải không ngừng sáng tạo, nghiên cứu và chế tạo ra công nghệ kỹ thuật mới.

Có thể bạn chưa biết: PPC là gì?

Kinh tế tri thức khiến cơ cấu lao động chuyển dịch

Lao động trí tuệ trong thời gian ngắn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị trong nền kinh tế tri thức. Dẫn tới cơ cấu lao động buộc phải chuyển dịch từ lao động trình độ thấp sang lao động trí tuệ.

Kinh tế tri thức-3
Kinh tế tri thức làm chuyển dịch cơ cấu lao động

Kinh tế tri thức coi trọng quyền sở hữu

Sở hữu trí tuệ chính là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức, như vậy sự sáng tạo mới được chú trọng, duy trì và tiếp tục sáng tạo.

Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới được xem là yếu tố quyết định để nâng cao tiềm năng phát triển, tính cạnh tranh của một đất nước.

Kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu

Kinh tế tri thức chỉ thực sự phát triển khi lực lượng lao động có trình độ cao. Mọi hoạt động đều liên quan đến vấn đề toàn cầu, chịu sự tác động tiêu cự hoặc tích cực lẫn nhau tới nhiều mặt của đời sống xã hội.

Mỗi quốc gia luôn cố gắng tạo ra lao động toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ nước nào nếu cùng trình độ.

Kinh tế tri thức-4
Kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu

Xem thêm: P&L là gì trong kinh doanh?

Làm sao để phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam?

Muốn phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện 7 giải pháp sau:

  1. Đổi mới chính sách, cơ chế và tạo lập một khuôn khổ pháp lý thích hợp với sự phát triển của kinh tế tri thức. Chính sách phải khuyến khích doanh nghiệp luôn không ngừng đổi mới tạo ra sản phẩm, công nghệ mới. Nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
  2. Phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí. Tập trung đầu tư phát triển và cải cách giáo dục. Đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, doanh nhân…
  3. Tăng cường năng lực công nghệ – khoa học quốc gia để có thể vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học – công nghệ mới. Từng bước sáng tạo và xây dựng nên khoa học – công nghệ tiên tiến cho Việt Nam.
  4. Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin nhằm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn rút ngắn khoảng cách với các nước, cần tập trung khắc phục khoảng cách về công nghệ thông tin.
  5. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học – công nghệ để tạo nền tảng vững chắc phát triển đất nước. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh ứng dụng thành tự công nghệ – khoa học tiên tiến vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
  6. Xây dựng và phát triển tài nguyên trí lực. Đây không chỉ là kết cấu bao hàm nhiều năng lực như suy nghĩ, sức quan sát, óc tưởng tượng, sức sáng tạo và kỹ năng thực hành của con người. Nó còn là sự kết hợp của một cấu trúc tạo nên các giá trị tài nguyên trí lực, trong đó tri thức là yếu tố quan trọng nhất.
  7. Luôn chủ động hội nhập quốc tế nhằm thu hút nguồn ngoại lực. Trong quá trình hội nhập phải không ngừng sáng tạo, khai thác hiệu quả những lợi ích mang lại để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa năng lực sản xuất.
Kinh tế tri thức-5
Muốn phát triển kinh tế tri thức cần đổi mới chính sách và cơ chế hợp lý

Các dịch vụ hot tại Xuyên Việt Media :

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Xuyên Việt Media về khái niệm, vai trò cũng như giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam. Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về định hướng và phát triển của nền kinh tế trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *