Ma trận BCG là gì? Đánh giá hiệu quả của BCG

ma trận BCG

Ma trận BCG được sử dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp. Với mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến lược phát triển dài hạn hiệu quả và giúp tăng doanh thu tốt nhất. Vậy đây là mô hình ma trận như thế nào? Để có thông tin chi tiết bạn đọc quan tâm xem ngay bài viết tổng hợp từ Xuyên Việt Media.

Ma trận BCG là gì?

Ma trận BCG (BCG Matrix) là viết tắt của Boston Consulting Group – Công ty đã sáng tạo ra lý thuyết này. Ma trận BCG được hình thành để giúp các công ty xác định chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách phân tích danh mục sản phẩm của họ, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư vào hay từ bỏ sản phẩm. Ma trận Boston phân tích các khía cạnh tương ứng với các trục ngang và dọc, bao gồm:

  • Thị phần: Đo lường thị phần của một sản phẩm.
  • Tăng trưởng thị trường: Đo lường mức tăng trưởng thị trường cho sản phẩm này.
Ma trận BCG hình thành giúp công ty xác định chiến lượng tăng trưởng ổn định
Ma trận BCG hình thành giúp công ty xác định chiến lượng tăng trưởng ổn định

Ma trận BCG gồm những yếu tố gì?

Về cơ bản, ma trận BCG cho rằng trong số các sản phẩm của doanh nghiệp, có thể có sản phẩm đem lại lợi nhuận cao, có các sản phẩm mang lại lợi nhuận tầm trung, lại có những sản phẩm nếu tiếp tục giữ lại sẽ gây tổn thất đến doanh nghiệp. Từ đó, người lãnh đạo cần căn cứ vào thị phần (cao, thấp), tốc độ tăng trưởng của ngành hàng (cao, thấp) để phân loại sản phẩm vào các nhóm tương ứng.

BCG có 4 yếu tố tương ứng với từng giá trị khác nhau
BCG có 4 yếu tố tương ứng với từng giá trị khác nhau

Ma trận được chia thành 4 góc phần tư (tương ứng với 4 SBU). Phân khúc dựa trên phân tích tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối. 4 thành phần trong ma trận BCG gồm những phần như sau:

  • SBU Con chó: Các sản phẩm có thị phần thấp và mức tăng trưởng thấp.
  • SBU dấu hỏi: Các sản phẩm có thị phần nhỏ trong thị trường tăng trưởng cao.
  • SBU ngôi sao: Các sản phẩm có thị phần cao, mức tăng trưởng cao.
  • SBU con bò: Các sản phẩm có thị phần cao, nhưng mức tăng trưởng thấp. 

Xem thêm:

Đánh giá ma trận BCG có tốt không?

Để có thể biết được tính hiệu quả của ma trận BCG có tốt không bạn hãy dựa vào những đánh giá ưu điểm, nhược điểm dưới đây. Cụ thể:

Về ưu điểm

Mô hình BCG này có nhiều ưu điểm nổi bật giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả nhất định. Bao gồm:

  • Ma trận này có cấu trúc không quá phức tạp, dễ dàng làm quen và ứng dụng.
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư vốn vào các sản phẩm tiềm năng.
  • Mô hình BCG là một phần không thể thiếu trong bức tranh tổng quan về kinh doanh, giúp doanh nghiệp khoanh vùng những vấn đề hiện tại mà họ đang gặp phải.
  • Ma trận này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh
  • Đem đến sự hiểu biết về việc liên kết điểm mạnh cạnh tranh với các cơ hội thị trường, nhằm đưa ra những chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm để mang lại nguồn lợi nhuận cao.
  • Mô hình ma trận BCG là mô hình chiến lược uy tín, lâu đời trong quản trị chiến lược.
Bảng một số lợi ích, nhược điểm khi sử dụng mô hình BCG
Bảng một số lợi ích, nhược điểm khi sử dụng mô hình BCG

Về nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mô hình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhược điểm như sau:

  • Thiếu khả năng dự báo tương lai, không xem xét những yếu tố từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Ma trận bỏ qua các khía cạnh kinh doanh khác cũng rất quan trọng đối với sự thành công doanh nghiệp, bởi ma trận quá tập trung vào Market Share và Market Growth.
  • Cách tiếp cận và phân loại trong kinh doanh thành bốn góc phần tư được coi là khá đơn giản, khó có thể phân loại nếu một sản phẩm nằm giữa các danh mục này.
  • Thị phần và phần trăm tăng trưởng của ngành không phải là yếu tố quyết định duy nhất của lợi nhuận. Thị phần cao không đồng nghĩa rằng lợi nhuận sẽ cao.
  • Áp dụng ma trận trong mô hình kinh doanh phức tạp sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.

Xem thêm dịch vụ:

Ý nghĩa mô hình BCG

Sử dụng mô hình BCG trong marketing và quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các sản phẩm của mình, từ đó quyết định nên tập trung nguồn lực phát triển vào đâu.

Mô hình ma trận BCG đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các sản phẩm của doanh nghiệp. Phân tích ma trận BCG giúp xác định sản phẩm nào đang đứng đầu thị trường, sản phẩm nào có tiềm năng phát triển, sản phẩm nào đã đạt đến giai đoạn bão hòa chỉ cần đầu tư ít để duy trì vị thế, sản phẩm nào không có tiềm năng phát triển và không nên đầu tư nhiều vào chúng.

Mô hình BCG giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài
Mô hình BCG giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài

Cụ thể, việc phát triển những sản phẩm thuộc nhóm “Ngôi sao” và “Dấu hỏi” giúp doanh nghiệp tăng thị phần nhanh chóng. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm “Bò sữa”, doanh nghiệp nên tập trung vào việc làm mới sản phẩm, nâng cấp và hiện đại hóa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vững.

Trên thực tế, mô hình BCG it có dự báo tương lai và không chú trọng đến các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, mô hình này có giá trị trong việc đánh giá tình hình hiện tại khá chính xác.

Lời kết

Ma trận BCG chính là một giải pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp nên sử dụng. Áp dụng đúng cách, đúng thời điểm sẽ đưa ra được chiến lược phát triển lâu dài bền vững cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *