Meta description là gì? Thẻ meta lôi cuốn và gọn nhẹ

Meta description là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong content marketing ? Những tiêu chuẩn để meta description chuẩn SEO là gì? Làm thế nào để tăng lượt truy cập website với yếu tố này ? Mời các bạn cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu sâu hơn qua những ví dụ dễ hiểu dễ nhớ ngay bên dưới đây nhé.

Meta description là gì?

Trước khi tìm hiểu meta description là gì, các bạn cần hiểu rõ hơn về meta. Dễ hiểu nhất meta chính là một đoạn nội dung nhỏ mô tả thông tin trên các công cụ tìm kiếm của trang web. Trong content marketing có 4 loại thẻ meta, gồm :

  • Meta Keywords : chính là loại thẻ khai báo từ khóa với Google, liên quan đến nội dung đang đề cập. Và giúp Google biết chủ đề của bài viết của bạn là gì.
  • Meta title : là yếu tố chỉ định tiêu đề của trang web, được hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Bạn sẽ thấy ở đầu trình duyệt và có thể nhấp chuột để đưa đến kết quả tìm kiếm.
  • Meta Robots : là đoạn cung cấp hướng dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm (robot hoặc “bot”) về cách thu thập dữ liệu trên trang.
  • Meta description : là mô tả nội dung ngắn gọn về nội dung bài viết.

Chúng ta sẽ thống nhất cách viết tắt Meta Description trong bài này là MB để các bạn tiện theo dõi nhé. Khi xét riêng về meta description, các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị MB trong kết quả tìm kiếm ngay bên dưới tiêu đề khi MB chứa từ khóa tìm kiếm.

meta description
Meta chính là đoạn mô tả nằm bên dưới tiêu đề hiển thị trong kết quả tìm kiếm

Mặc dù Google đã nói rằng, MD không liên quan đến bảng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm của trang và Google không sử dụng nó trong các thuật toán xếp hạng, tuy nhiên, nó lại liên quan đến tỷ lệ nhấp chuột và đánh giá chất lượng trang. Mục đích của một MD là làm cho người tìm kiếm click vào liên kết của bạn. Từ đây Google sẽ đánh giá website của bạn tốt và xếp hạng vị trí cao hơn nữa. Đây là lý do tại sao tối ưu hóa meta description cũng như tối ưu hóa title.

Vai trò meta description là gì trong content marketing

Một thẻ Meta description chuẩn sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sau:

  1. Tạo sức hút kích thích người dùng truy cập vào trang web của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã tăng được tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp chuột) trên trang tìm kiếm. Bao gồm cả Google lẫn facebook, twitter,…
  2. Giúp các robot thuật toán của công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang và sắp xếp thứ hạng tốt hơn.
  3. Giúp người dùng nhanh chóng nắm được nội dung tổng quát của bài viết, tác động đến quyết định truy cập trang của họ.

Như vậy, nếu chủ website không tạo ra một thẻ meta description chất lượng sẽ đồng nghĩa với việc họ đang lãng phí 1 cơ hội marketing tuyệt vời từ content.

Bài viết nên xem:

Những sai lầm cần tránh khi viết meta description

Hiện tại các chủ trang web đang mắc phải 1 trong 3 sai lầm phổ biến dưới đây liên quan đến MD.

Trường hợp 1 : Bỏ qua thẻ MD

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc người dùng chưa biết hoặc chưa hiểu hết tầm quan trọng của thẻ meta description. Đây là một trong những sai lầm phổ biến trong content marketing mà các chủ trang web cần khắc phục.

Như chúng ta đã biết, meta description sẽ xuất hiện bên dưới tiêu đề trong bảng kết quả tìm kiếm của Google. Trong trường hợp bạn bỏ qua thẻ MD thì Google sẽ lấy một nội dung bất kỳ trong bài viết để chèn vào. Hiển nhiên nó sẽ tạo ra một thẻ MD không mấy gì là hoàn hảo, thậm chí là vô nghĩa.

Ví dụ về đoạn meta description mà Google đã tạo ra
Ví dụ về đoạn meta description mà Google đã tạo ra

Đây không hẳn là một MD vô nghĩa nhưng thực sự là nó chẳng có chút sức hấp dẫn gì đối với người xem. Bạn hãy so sánh với đoạn MD của đối thủ cùng ngành dưới đây bạn sẽ hiểu ngay vấn đề.

Ví dụ về đoạn meta description hoàn chỉnh
Ví dụ về đoạn meta description hoàn chỉnh

Nếu 2 kết quả này xuất hiện trên cùng 1 trang thì bạn sẽ chọn xem bài viết trên trang nào ? Qua ví dụ này hẳn là bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng của meta description là gì rồi nhỉ.

Trường hợp 2 : Có viết meta description nhưng không chú trọng

Nếu bài viết của bạn có thẻ mô tả nhưng lại được viết ra một cách hời hợt thì cũng không khá hơn so với việc bạn chẳng viết gì. Vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự chính xác của các kết quả tìm kiếm. Hoặc khiến cho người đọc, cảm thấy không hứng thú với bài viết của bạn.

Trường hợp 3 : Meta description không đạt tiêu chuẩn

Điều này có kết quả tương tự như trường hợp 2 mà chúng tôi vừa nêu trên. Chỉ khác ở mục đích hành vi, như trường hợp 2 là người viết không chú trọng vào MD. Còn ở trường hợp này là do người viết không hiểu rõ meta description là gì dẫn đến có đầu tư nhưng kết quả tạo ra lại không đạt tiêu chuẩn SEO.

Những tiêu chuẩn để meta description chuẩn SEO là gì?

Khi bạn search các từ khóa “meta description là gì“ hoặc “độ dài meta description“,  “tiêu chuẩn meta description“ … bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin liên quan đến độ dài MD. Để giúp bạn hiểu rõ hơn những tiêu chuẩn để MD đạt chuẩn SEO, Xuyên Việt Media sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết lại trong suốt thời gian thực hiện content marketing.

Độ dài meta description

Độ dài MD cập nhật mới nhất (tháng 10/2021) lên tới 920 pixel, tương đương với 158 ký tự. Trên thiết bị di động, giới hạn tối đa của MD lên đến 680 pixel, tương đương 120 ký tự.

Hiện tại rất nhiều khách hàng đã sử dụng di động để tìm kiếm thông tin. Do vậy một meta description chuẩn nên được thể hiện trong khoảng từ 130-140 ký tự. Không nên ngắn hơn số ký tự mà chúng tôi đề xuất.

Những thẻ meta do Xuyên Việt Media đảm bảo đủ ý và không bị Google cắt bớt

Đương nhiên là bạn có thể viết MD đến giới hạn tối đa là 158 ký tự. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm viết content marketing chuyên nghiệp của Xuyên Việt Media thì bạn không nên viết đến mức tối đa, vì có thể Google sẽ không hiển thị hết nội dung meta mà bạn đã viết.

Đây là minh chứng cho việc chúng ta chỉ nên viết meta trong giới hạn 130-140 ký tự
Đây là minh chứng cho việc chúng ta chỉ nên viết meta trong giới hạn 130-140 ký tự

Thẻ meta có chứa từ khóa chính

Đây là một nguyên tắc mà hầu hết các bạn viết content đều biết, nếu từ khóa chính nằm trong đoạn mô tả thì Google sẽ có xu hướng sử dụng meta description và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp cho website của bạn tăng lượng truy cập tốt hơn.

Không nhồi từ khóa trong thẻ meta

Từ khóa chính chỉ nên xuất hiện 1 lần trong MD, trong trường hợp cần lặp lại bạn cũng không nên sử dụng từ khóa vượt quá 2 lần. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn từ khóa đồng nghĩa thay vì lặp lại từ khóa.

Meta nhất định phải phù hợp với nội dung

Thẻ mô tả có tính chất tương tự như click bait (mồi nhử nhấp chuột). Nếu thẻ mô tả của bạn hấp dẫn sẽ giúp bạn tăng hiệu quả click chuột vào bài viết, cũng có nghĩa đây là clickbait tốt.

Nếu bạn sử dụng một thẻ MD không phù hợp với nội dung toàn bài viết, nó chỉ mang tính chất « lừa khách hàng truy cập » (clickbait xấu) thì website của bạn sẽ bị tăng tỷ lệ thoát. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ phải nhận sự trừng phạt của Google, trang web của bạn sẽ bị đẩy tụt hạng nhanh chóng.

Google cũng sẽ đánh giá cao những meta description có nội dung phù hợp với website
Google cũng sẽ đánh giá cao những meta description có nội dung phù hợp với website

Thẻ meta phải độc đáo, ấn tượng

Để bài viết giữ thứ hạng cao trong bảng tìm kiếm của Google bạn nên tạo ra thẻ mô tả riêng cho mỗi bài viết. Hiển nhiên là meta càng độc đáo, càng ấn tượng thì càng tạo sức hút kích thích người xem click chuột vào trang web của bạn.

Tránh nội dung trùng lặp

Thẻ mô tả cũng tương tự như tiêu đề. Chúng chỉ nên là duy nhất, không nên có bất kỳ sự trùng lặp nào. Như vậy thì trang web của bạn mới được Google đánh giá cao chất lượng nội dung, và giúp trang web của bạn tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Không nên tạo dấu ngoặc kép trong meta

Chúng ta thường có thói quen đặt nội dung cần nhấn mạnh trong dấu ngoặc kép, nhưng trong thẻ meta thì nhất định bạn không được sử dụng dấu ngoặc kép. Nếu không đoạn văn bản trong dấu ngoặc kép sẽ bị Google cắt bỏ.

Gợi ý cách viết meta description

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn viết description tạo ấn tượng và kích thích người xem click chuột vào website của bạn.

Hãy viết thẻ mô tả cung cấp các giải pháp

Đây là phương pháp viết MD dành cho các sản phẩm/dịch vụ. Nội dung của meta cần nêu bật được hướng giải quyết nhu cầu hiện tại của khách hàng. Để giúp bạn hiểu hơn về phương pháp cung cấp giải pháp trong meta description là gì, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây:

Thẻ MD của Điện Máy Xanh đã đưa ra được hướng giải quyết cho vấn đề cho khách hàng của mình, đó là “loại bỏ tất cả các tạp chất như bùn đất, thuốc trừ sâu…”. Đồng thời còn cung cấp thông tin đây là “công nghệ lọc RO hiện đại”, tạo cảm giác an tâm hơn cho người tiêu dùng.

Ví dụ về thẻ meta cung cấp giải pháp cho khách hàng
Ví dụ về thẻ meta cung cấp giải pháp cho khách hàng

Chỉ rõ sự khác biệt, nổi trội sản phẩm trong meta

Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có sự khác biệt, nổi trội vượt bậc so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì đừng bỏ qua yếu tố này nhé.

Trong ví dụ trên, đoạn meta đã tạo được rất nhiều điểm nhấn từ sự nổi trội đó chính là “wellness Second Home”, “hướng tới chăm sóc sức khỏe, thể chất, tinh thần cho cư dân”. Điều này tạo sự tò mò cho người xem và đánh vào nhu cầu của giới thượng lưu. Nếu người dùng đang tìm kiếm thông tin về Sun Tropical Village Phú Quốc hẳn là sẽ không bỏ qua bài đăng này.

Ví dụ về meta chỉ rõ sự khác biệt và nổi trội của sản phẩm
Ví dụ về meta chỉ rõ sự khác biệt và nổi trội của sản phẩm

Đưa ra giá trị khủng, chương trình khuyến mãi và các chính sách đặc biệt khác vào meta

Bạn có thể tối ưu thẻ MD bằng cách đưa ra các giá trị khác biệt, lợi thế, giá trị khủng của sản phẩm/dịch vụ hay các khuyến mãi vào nội dung mô tả. Đây đều là những yếu tố ngay kích thích sự tò mò và hào hứng của người tìm kiếm hiệu quả nhất.

Với những gì Xuyên Việt Media vừa chia sẻ bạn không chỉ hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu đủ meta description là gì. Mà bạn còn biết được các tiêu chuẩn để tạo ra thẻ meta theo chuẩn SEO mới nhất và cách viết hiệu quả nhất. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa hài lòng với chất lượng content marketing trên trang web của mình hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0963711297 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *