OQC là gì? Mô tả công việc của OQC

oqc là gì

OQC hiện là nghề có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Đây cũng là lý do OQC luôn thuộc top những việc làm được tuyển dụng nhiều. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm OQC thì hãy cùng Ms Up Talent tìm hiểu OQC là gì và mô tả công việc của OQC để có lựa chọn đúng đắn và biết cách tìm việc làm nhanh nhất.

oqc là gì
Khái niệm oqc là gì?

Khái niệm OQC là gì?

Chắc hẳn vị trí OQC đã không còn xa lạ gì với phần lớn người làm về kiểm soát chất lượng. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được chính xác OQC là gì và những thông tin mới nhất về công việc này.

Như chúng ta đã biết OQC là viết tắt của Output Quality Control, theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu ra.

Trong các nhà máy sản xuất thì OQC là vị trí không thể thiếu. Họ là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đầu ra. Đồng thời cũng là bước xác định xem một sản phẩm có đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hay không.

Vai trò của OQC rất được xem trọng. Bởi vì đây là bước kiểm tra cuối cùng nhằm xác định chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Nhờ có công đoạn này mà các sản phẩm được cung cấp cho khách hàng luôn là sản phẩm tốt nhất, cũng như không để các sản phẩm lỗi được đưa vào tiêu thụ.

OQC là gì-4
OQC là bước kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm được tung ra thị trường

Mô tả công việc

Điều kế tiếp chúng ta cần tìm hiểu sau khi đã nắm rõ khái niệm OQC là gì chính là mô tả công việc của vị trí OQC trong các nhà máy sản xuất.

Nhìn chung công việc chính của một OQC là xác nhận xem một sản phẩm hoàn thành có đạt chuẩn hay không. Họ cũng tiến hành phân loại sản phẩm lỗi và chuyển về cho PQC, đồng thời giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Sau đây là mô tả công việc chi tiết của OQC:

+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm dựa trên quy trình ISO. Thường xuyên phối hợp với bộ phận liên quan để cải thiện và nâng cấp quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm.

+ Trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hàng ngày tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Xác nhận “pass” cho những sản phẩm đạt yêu cầu. Còn sản phẩm lỗi tiến hành phân loại, xử lý theo quy định. Nếu phát hiện sai sót hàng loạt cần báo cáo lên cấp trên.

+ Xử lý các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. OQC sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để xem xét, đánh giá lại chất lượng hàng hóa. Đồng thời họ sẽ phối hợp với các bên liên quan tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương án giải quyết hợp lý nhằm đảm bảo xử lý “hài hòa” lợi ích giữa các bên.

+ Triển khai công việc theo các kế hoạch đã đặt ra của bộ phận.

+ Phối hợp với các thành viên khác trong bộ phận để kiểm soát hiệu quả chất lượng và tiến độ sản xuất.

+ Tham gia đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm và cải thiện hiệu suất làm việc của OQC.

+ Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ OQC do doanh nghiệp tổ chức.

+ Quản lý các hồ sơ, tài liệu, hàng mẫu một cách khoa học.

+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp, lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

oqc là gì
Để theo đuổi nghề OQC thì hiểu OQC là gì?

Kỹ năng & định hướng nghề nghiệp OQC

Để theo đuổi nghề OQC thì hiểu OQC là gì và mô tả công việc của OQC là chưa đủ. Bạn sẽ phải tìm hiểu các kỹ năng quan trọng mà OQC cần có cũng như biết định hướng nghề nghiệp OQC đúng đắn.

Các kỹ năng quan trọng với một OQC là gì?

Như bạn đã biết OQC giữ vai trò rất quan trọng trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm. Vì vậy bạn cần sở hữu các kỹ năng quan trọng sau đây nếu muốn theo nghề OQC:

Thứ nhất, kỹ năng kiểm tra giám sát. Uptalent đề cập đến kỹ năng này trước tiên vì có kỹ năng này bạn mới phát hiện được những điểm chưa hoàn thiện, những sai sót của sản phẩm. Từ đó nhanh chóng có biện pháp xử lý. Cũng nhờ kỹ năng kiểm tra giám sát mà công việc của bạn sẽ được kiểm soát tốt hơn, hiệu suất công việc cũng cao hơn.

Thứ hai, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý. Đây là kỹ năng mà hầu như nghề nào cũng phải có. Nếu không biết lập kế hoạch và quản lý công việc hiệu quả thì nhiều khả năng mọi nỗ lực của bạn sẽ thành “công cốc”. Đổi lại có kỹ năng quản lý giỏi đồng nghĩa bạn là một OQC giỏi. Bạn có thể điều hành và nắm bắt tốt nhất những việc đang diễn ra trong bộ phận.

Thứ ba, kỹ năng xử lý tình huống. Trong quá trình làm việc, sẽ có lúc công việc của bạn hoặc sản phẩm gặp phải sự cố bất ngờ. Nguyên do có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế sở hữu kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp bạn xử lý và khắc phục sự cố nhanh chóng. Nhờ vậy quá trình sản xuất không bị gián đoạn hoặc xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng.

Bên cạnh những kỹ năng kể trên thì bạn cũng cần có thái độ làm việc tích cực, sáng tạo và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đồng thời còn phải biết nỗ lực, phấn đấu hết mình và không ngại khó khăn, thử thách.

OQC là gì-5
Nhân viên OQC cần có kỹ năng lập kế hoạch và quản lý

Định hướng nghề OQC

Nếu lướt qua yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp bạn sẽ thấy rằng, phần lớn yêu cầu về trình độ đối với người kiểm soát chất lượng sẽ là tốt nghiệp chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn, nếu công việc là OQC kiểm tra chất lượng hàng điện tử, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp ngành điện tử hoặc công nghệ thông tin. Với công việc kiểm tra chất lượng ngành may mặc, thực phẩm, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp ngành quản lý chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên cũng có doanh nghiệp không yêu cầu ứng viên cho vị trí OQC phải tốt nghiệp Đại học, cao đẳng, mà chỉ cần tốt nghiệp Trung học phổ thông. Sau khi tuyển dụng bạn, họ sẽ tiến hành đào tạo cho bạn về các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình đánh giá chất lượng của doanh nghiệp.

oqc là gì
Định nghĩa oqc là gì?

Điều kiện cần có để làm tốt công việc OQC

Muốn trở thành một nhân viên OQC giỏi, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Khả năng tiếng Anh

Thời buổi hội nhập kinh tế thị trường quốc tế thì tiếng Anh dần trở thành yếu tố cần có đối với doanh nghiệp. Vì thế nhân viên OQC phải có khả năng đọc, viết tiếng Anh cơ bản.

Kỹ năng giao tiếp

Có thể nói giao tiếp là kỹ năng cần thiết đối với nhân viên OQC. Khi bạn tự tin, ăn nói rõ ràng mạch lạc có thể truyền đạt chính xác vấn đề để làm việc hiệu quả.

Tư duy logic

Nhân viên OQC có tư duy logic và khả năng quan sát tốt sẽ giúp đưa ra những suy luận để tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề nhanh gọn.

Tính trung thực

Trong quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm, nếu nhân viên OQC thiếu trung thực, cố tình bao che sai phạm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp.

Khả năng kỹ thuật

Đây là yêu cầu không thể thiếu với bất cứ một nhân viên OQC nào. Họ là người cần phải nắm rõ cấu tạo, cấu trúc sản phẩm và đặc tính kỹ thuật để việc kiểm tra diễn ra chính xác và khách quan.

Bên cạnh đó kỹ năng sử dụng trang thiết bị để phục vụ công việc cũng là tiêu chí quan trọng đối với nhân viên OQC.

OQC là gì-6
Để trở thành một nhân viên OQC giỏi cần đáp ứng tốt các điều kiện cơ bản

Tham khảo thêm

Lời kết:

Tóm lại, hiểu được OQC là gì, cũng như nắm vững các kỹ năng của một OQC và biết cách định hướng nghề nghiệp đúng đắn là cách tốt nhất để bạn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị webite, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *