Partner là gì? Những thuật ngữ liên quan đến Partner

Partner là gì?

Hiện nay xu thế kinh tế nước ta đang đi trên con đường hội nhập và phát triển. Các doanh nghiệp cũng đã đi tìm cho mình những nguồn lực mới, những partner để cùng hỗ trợ trong kinh doanh. Vậy partner là gì? Lựa chọn partner như thế nào là hợp lý? Bài viết dưới đây Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Partner là gì?

Partner là gì?

Partner hay được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là đối tác, cộng sự. Trong bất cứ công việc nào cũng cần đến đối tác cộng sự với một cá nhân tổ chức. Nhất là trong kinh doanh để cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất mang đến lợi ích cho cả hai bên.

Trong kinh doanh thường có 2 dạng đối tác cộng sự chính đó là:

  • Quan hệ đối tác chung: Trong quan hệ này bên đối tác sẽ chịu trách nhiệm chung với bên còn lại sẽ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến tổ chức doanh nghiệp như về các khoản nợ, doanh thu,..
  • Quan hệ đối tác hạn chế: Trong trường hợp này đối phương là bên đầu tư vốn. Và họ không có trách nhiệm về cách quản lý hay bất cứ công việc nào trong công ty doanh nghiệp.

Thuật ngữ về Partner trong kinh doanh mà bạn nên biết

Strategic business partner

Đối tác chiến lược (Strategic business partner) là gì? Đó là một thuật ngữ nói về quan hệ giữa hai công ty, được ràng buộc bởi hợp đồng pháp lý, cùng hướng đến mục tiêu chung. Một khi đã là đối tác chiến lược của nhau, hai bên có trách nhiệm và vai trò cùng nhau dẫn dắt, phát triển trên một lĩnh vực.

Ví dụ, nếu hai công ty thuộc lĩnh vực thương mại, hai bên sẽ có trách nhiệm cùng quảng cáo, tạo nên giá trị thương hiệu bằng cách truyền bá sản phẩm, dịch vụ. Một công ty sản xuất chuyên cung cấp kỹ thuật, cũng có thể là đối tác kinh doanh của một doanh nghiệp có quy mô nhỏ để tạo ra một sản phẩm mới.

Potential partner

Đối tác tiềm năng
Đối tác tiềm năng – Potential partner

Đối tác tiềm năng (Potential partner) đề cập đến một tổ chức hoặc cá nhân mà bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đang xem xét và nghiên cứu để xây dựng mối quan hệ hoặc hợp tác trong tương lai. Đây có thể là những đối tác có tiềm năng để cùng tham gia các hoạt động kinh doanh, hợp tác trong dự án cụ thể hoặc thực hiện các giao dịch tài chính khác. Việc nhận biết và tìm hiểu về đối tác tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kế hoạch và chiến lược hợp tác trong tương lai.

Một số điều cần cân nhắc khi chọn Partner là gì?

Sau đây là một số điều cần xem xét khi lựa chọn một đối tác kinh doanh.

Mục tiêu giống nhau

Điều này cực kỳ quan trọng vì nếu đi chung một con đường thì phải có cùng một đích đến. Ví dụ, một bên kinh doanh muốn sản xuất trong nước. Bên còn lại chỉ muốn đi nước ngoài. Sẽ rất khó làm việc cùng nhau và không sớm muộn gì cũng nảy sinh mâu thuẫn.

Nếu cả 2 bên có cùng hướng đi và tầm nhìn . Khi đó chúng ta mới có thể bắt tay, lập kế hoạch hành động để hướng tới mục tiêu.

cung chung muc tieu 1
Các Partner có cùng chung mục tiêu

Hai bên xác định rõ ràng công việc

Để tránh xảy ra những xung đột trong quá trình làm việc. Có cần xác định rõ công việc của từng phần bao gồm những gì không? Mọi người không nên nhận quá nhiều trách nhiệm về mình mà hãy phân chia rõ ràng để đối mỗi bên biết rõ phần việc của họ.

Điều này giúp đôi bên có tinh thần trách nhiệm chung trong công việc. Đừng đùn đẩy hoặc trốn tránh trách nhiệm.

Có những điểm mạnh mà tôi thiếu

Đây là lý do quan trọng khi chọn đối tác. Ví dụ, bạn có thế mạnh về kỹ thuật sản xuất và bên kia có thế mạnh về tiếp thị. Vì vậy, đây là một sự kết hợp tuyệt vời. Lựa chọn đối tác với những điểm mạnh mà mình còn thiếu là một bước đi cực kỳ thông minh mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều nên thực hiện.

Mỗi doanh nghiệp khi đi tìm người hợp tác cần biết rõ những khuyết điểm của mình. Để từ đó tiến hành chọn lựa đối tác để bù đắp vào những thiếu sót đó theo các tiêu chí như

  • Tầm nhìn và hướng đi trong tương lai
  • Văn hóa kinh doanh của đôi bên
  • Hoạt động hiện tại
  • Nguồn vốn có thể bỏ ra
  • Tình hình tài chính hiện tại
  • Những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành hợp tác
Một số điều cần cân nhắc khi chọn Partner là gì?
Một số điều cần cân nhắc khi chọn Partner là gì?

Xem thêm:

Những quyết định không thể thiếu trong quan hệ partner là gì?

Thành lập một mối quan hệ business partner là gì? Chính là quyết định mang tính chất quan trọng. Góp phần ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì thế, cần hết sức thận trọng trong từng khâu đàm phán

Chia quyền sở hữu

Đây là vấn cấp bách cần phải xác định trước khi bắt tay thành lập mối quan hệ partner. 2 bên phải phân chia rõ quyền sở hữu tài sản/ cổ phần công ty ra sao. Ví dụ, người bỏ vốn nhiều sẽ có quyền sở hữu số tài sản theo tỷ lệ thuận. Và chắc chắn tỷ lệ phân chia này phải dựa trên nguyên tắc có sự đồng ý từ hai bên và công bằng để tránh những mâu thuẫn sau này.

Quan hệ partner
2 bên phải phân chia rõ quyền sở hữu tài sản/ cổ phần công ty

Phân công quyền quyết định

Tương tự như quyền sở hữu tài sản, đôi bên đối tác cũng dựa vào đó để phân chia quyền quyết định các vấn đề chung trong kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp rất hạn chế việc chia quyền quyết định và tài sản theo tỷ lệ 50 : 50. Mục đích là để tránh những bất đồng quan điểm không quyết định được. Vì vậy, họ sẽ dành 1 phần chênh lệch này cho bên thứ ba nhằm cân bằng mối quan hệ.

Giá mua lại cổ phần

Sau quá trình hợp tác, nếu 1 bên không có ý định kinh doanh nữa và muốn rút tiền, vậy họ sẽ phải bán lại cổ phần. Việc định giá số cổ phần bán lại sẽ được thực hiện dựa trên bên thứ 3 đã nêu ở phần trên hoặc bởi các công ty thẩm định giá.

Thời gian thanh toán tiền

Sau khi quyết định rút vốn và định xong giá mua lại, cả hai bên sẽ tiến hành quyết định thời gian thanh toán. Thông thường, số tiền sẽ được chia ra thành nhiều đợt nhỏ và trả trong vòng 2, 5 thậm chí là 7 năm. Cách chia nhỏ dòng tiền này giúp hạn chế gây khủng hoảng dòng tiền cho doanh nghiệp

Tất cả những quyết định này chắc chắn phải được nêu rõ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây chính là cơ sở pháp lý trong phân chia quyền lợi, nhiệm vụ cũng như người chịu trách nhiệm giữa các bên đối tác.

Xem thêm:

Kết luận

Hy vọng qua bài viết của Xuyên Việt Media mọi người đã hiểu rõ hơn về khái niệm về Partner là gì ? Hiểu thêm được tầm quan trọng cũng như những điều lưu ý khi lựa chọn đối tác chiến lược trong kinh doanh thương mại để mang lại hiệu suất cao, quyền lợi tối đa cho cả hai bên .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *