Phân khúc thị trường là gì: Khái niệm, cách phân loại

Phân khúc thị trường là gì

Phân khúc thị trường là gì? Đây là một khái niệm quan trọng, có tác động mạnh mẽ giúp doanh nghiệp xác định, tiếp cận, có được và giữ được khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định phân khúc thị trường để đầu tư đúng trọng tâm. Điều đó khiến họ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc cho công việc của mình.

Trong bài viết này, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết về phân khúc thị trường. Từ đó, ứng dụng thật tốt trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Phân khúc thị trường là gì?

Khái niệm phân khúc thị trường

Khái niệm này rất quen thuộc với người làm kinh doanh
Khái niệm phân khúc thị trường rất quen thuộc với người làm kinh doanh

Hiểu đơn giản, thuật ngữ này đề cập tới việc tập hợp những người mua tiềm năng thành những nhóm khác nhau. Mỗi nhóm đó là một phân khúc thị trường. Trong những nhóm này, khách hàng sẽ có nhu cầu chung, phản hồi tương tự về một hành vi tiếp thị.

Phân khúc thị trường giúp các công ty nhắm mục tiêu, các danh mục khác nhau của người tiêu dùng. Từ đó, giúp khách hàng cảm nhận được đầy đủ những giá trị mang lại của những dịch vụ, sản phầm phủ hợp.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phân khúc thị trường là gì?

Các phân khúc khác nhau được phân chia, tạo ra sự khác biệt nhờ những yếu tố dưới đây:

  • Động cơ mua hàng;
  • Nhu cầu;
  • Hành vi;
  • Lứa tuổi;
  • Giới tính;
  • Địa vị xã hội;
  • Thu nhập;
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới việc phân chia phân khúc thị trường
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới việc phân chia phân khúc thị trường

Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những phân khúc thị trường phù hợp. Với từng phân khúc, doanh nghiệp có thể định hình những đối tượng có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng. Những khách hàng đó có thể trở thành khách hàng quen thuộc, gắn bó lâu dài với sự phát triển, đi lên của doanh nghiệp.

Xem ngay: Chiến lược kinh doanh là gì

Có mấy cách phân loại phân khúc thị trường?

Nhân viên bán hàng, người làm tiếp thị thông thái sẽ thực hiện phân loại khách hàng để tập trung kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là những hình thức phân loại khách hàng phổ biến nhất.

Phân khúc nhân khẩu học

Có thể phân loại khách hàng của mình dựa vào nhân khẩu học
Có thể phân loại khách hàng của mình dựa vào nhân khẩu học

Đây là hình thức phân loại phổ biến nhất, với bản chất là phân loại thị trường dựa trên độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập… Hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều có ý tưởng chung về nhân khẩu học sẽ mua sản phẩm của họ là ai.

>> Xem thêm: Redirect 301 là gì?

Phân khúc tâm lý

Các đặc điểm cụ thể hơn được dùng trong phân loại sẽ theo phân khúc tâm lý. Nó ít hữu hình hơn phân khúc nhân khẩu học. Trong phân loại, nó sẽ chú ý tới những chi tiết khác nhau như tính cách, niềm tin, lối sống, giá trị và tầng lớp xã hội của người mua.

Đánh giá tâm lý rất quan trọng vì hai cá nhân có thể sở hữu thông tin nhân khẩu học tương tự nhưng quyết định mua hàng của họ lại trái ngược nhau. Ví dụ đơn giản nhất là quảng cáo về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sẽ không thể nhắm tới những đối tượng cùng thông tin nhân khẩu học được.

Một số công việc cần thiết để Marketing Online thật hiệu quả:

Phân đoạn hành vi giúp phân loại khách hàng theo phân khúc

Hành vi của khách hàng cũng quyết định họ sẽ mua loại sản phẩm nào
Hành vi của khách hàng cũng quyết định họ sẽ mua loại sản phẩm nào

Nếu bạn đang thắc mắc những phương thức phân loại phân khúc thị trường là gì, đây là 1 trong số đó. Dựa vào hành vi, các doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng tiềm năng thông qua những hành động của họ. Thông thường, các nhà tiếp thị sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng với cách tiếp cận này thông qua những phần mềm tiếp thị tự động hóa của họ.

Phân khúc thị trường dựa vào địa lý

Phân khúc thị trường địa lý sẽ tính đến những địa điểm triển vọng, giúp xác định những chiến lược tiếp thị phù hợp với từng vùng miền. Vị trí địa lý khác biệt tạo ra những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên nơi ở, ranh giới địa thế nhất định.

Nguyên nhân là do khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích rất khác biệt dựa vào khoảng cách địa lý. Hiểu được khí hậu, đặc điểm địa lý của từng nhóm khách hàng là điều quan trọng, giúp doanh nghiệp triển khai quảng cáo, mở rộng kinh doanh phù hợp.

>> Xem thêm: Microsite là gì?

Lợi ích của việc phân loại khách hàng theo phân khúc thị trường là gì?

Hiểu được khách hàng của mình một cách rõ ràng hơn

Nhờ phân khúc khách hàng, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình
Nhờ phân khúc khách hàng, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình

Nắm được phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nỗ lực, năng lực tiếp thị. Cùng với những thông điệp quảng cáo phù hợp với nhân khẩu học, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiếp thị và kinh doanh.

Với chúng, doanh nghiệp có thể tiếp cận, giao tiếp với khách hàng của mình thật tốt. Đồng thời, tăng thứ hạng website, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi hành vi của khách hàng một cách hữu hiệu.

Giữ chân khách hàng

Khi cung cấp bất kỳ dịch vụ, sản phẩm nào, mọi người đều mong muốn giữ chân khách hàng. Và việc tiếp thị tới khách hàng trong từng phân khúc một cách chính xác sẽ giúp bạn mang tới cho quý khách những thông tin cần thiết. Khi nắm được điều họ mong muốn, bạn có thể trao đổi và giữ chân khách hàng của mình một cách hiệu quả hơn nhiều.

Lợi ích của phân khúc thị trường là gì – giúp mở rộng thị trường

Những thông tin này giúp bạn xác định được mục tiêu, mở rộng thị trường
Những thông tin này giúp bạn xác định được mục tiêu, mở rộng thị trường

Nắm được đặc trưng từng phân khúc khách hàng chính là cách tuyệt vời để theo đuổi những phân khúc thị trường mới. Bạn sẽ biết được đâu là mảng phù hợp để phấn đấu, theo đuổi và mở rộng trong tương lai. Đó chính là cách đơn giản để đầu tư đúng và mang lại hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn bắt đầu hiệu quả với phân khúc khách hàng

Không quá phức tạp, bạn có thể áp dụng những thông tin về phân khúc khách hàng để mang lại hiệu quả cho công việc kinh doanh của mình. Nó được thực hiện theo những bước chính dưới đây:

  1. Tiến hành nghiên cứu sơ bộ: Mục đích là tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng tiềm năng thông qua những câu hỏi;
  2. Xác định cách phân loại thị trường của bạn như thế nào: Lựa chọn tiêu chí nào để áp dụng trong phân loại;
  3. Thiết kế nghiên cứu của khách hàng với hỗn hợp những câu hỏi về nhân khẩu, tâm lý hành vi… Từ đó, tạo ra kết quả phân loại khách hàng theo cách có định lượng;
  4. Tạo phân khúc khách hàng của bạn: Thực hiện bằng cách phân loại tay hoặc phần mềm để thống kê;
  5. Kiểm tra và lặp lại: Hãy đánh giá các phân khúc khách hàng xem thông tin đã thật sự hữu ích hay chưa;

Những chiến lược phân khúc thị trường là gì?

Khi các bạn đã phân khúc thị trường, bạn có rất nhiều ưu thế để tạo ra những chiến dịch tiếp thị, marketing có sức ảnh hưởng cao. Mỗi chiến lược có những đặc điểm khác nhau, nhưng chúng tuân theo những quy tắc sau:

Chiến lược tập trung

Những thông tin này giúp bạn xác định được mục tiêu, mở rộng thị trường
Chiến lược tập trung là lựa chọn tốt cho những doanh nghiệp nhỏ

Chiến lược này sẽ sử dụng khi một doanh nghiệp xác định rằng họ sẽ tập trung đánh vào một phân khúc khách hàng duy nhất. Đây chính là cách được nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới dùng để phát triển những thị trường cụ thể.

  • Ưu điểm: Có tỷ lệ chuyển đổi cao, chi phí tiết kiệm;
  • Nhược điểm: Không có nhiều cơ hội, tiềm năng tăng trưởng thấp;

Chiến lược đa phân khúc

Chiến lược này có tính an toàn hơn so với tập trung vào một phân khúc khách hàng duy nhất. Doanh nghiệp sẽ quảng cáo nhiều kênh khác nhau để tìm kiếm khách hàng trên một thị trường rộng lớn hơn. Tuy có nhiều cơ hội, nhược điểm của hình thức này chính là tiêu tốn nhiều chi phí, không thể dồn lực vào một phân khúc duy nhất.

  • Ưu điểm: An toàn, thu hút nhiều người dùng, tiếp thị đa dạng, tiềm năng trưởng cho doan nghiệp cũng lớn hơn;
  • Nhược điểm; Tỷ lệ chuyển đổi thấp, chi phí dùng trong tiếp thị và quảng cáo lớn;

Lời kết

Gọi ngay cho Xuyên Việt MEdia để được hỗ trợ về phân chia phân khúc khách hàng nhé
Gọi ngay cho Xuyên Việt MEdia để được hỗ trợ về phân chia phân khúc khách hàng nhé

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết để hiểu phân khúc thị trường là gì. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Xuyên Việt Media để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *