Tin tức về quy hoạch sông Hồng mới nhất

quy hoạch sông Hồng

Theo dự thảo quy hoạch sông Hồng mới nhất đang được lấy ý kiến. Dự án này trải dài 40km, từ cầu Hồng Hà, huyện Đan Phượng đến cầu Mễ Sở, huyện Thường Tín. Trong bài viết dưới đây,  Xuyên Việt Media  sẽ gửi đến bạn những thông tin và bản đồ quy hoạch dự án sông Hồng mới nhất. Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu nhé nhé.

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch sông Hồng mới nhất

Theo đó, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (ký hiệu R/R1-R5), tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở). Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6), tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng). Đã được UBND thành phố Hà Nội tổ chức lập trên cơ sở cụ thể hóa. Để phù hợp định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đồ án đã được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, cá nhân, tổ chức và cộng đồng dân cư; tổ chức Hội đồng thẩm định. Được Báo cáo Thường trực Thành ủy Hà Nội và thực hiện lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 21-12-2021, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 5296 và văn bản số 5297 góp ý kiến đối với 2 đồ án quy hoạch phân khu nêu trên.Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, tiếp thu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung liên quan.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở có tổng chiều dài hơn 40 km) với quy mô diện tích 11.000 ha; dân số khoảng 280.000-320.000 người.

Dọc hai bên sông thuộc địa phận Hà Nội đều được phát triển khang trang, hiện đại. Cụ thể, quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu trên đoạn sông dài 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.

Mục tiêu khi quy hoạch Sông Hồng mới nhất

Đồ án quy hoạch sông Hồng mới nhất được đặt những mục tiêu Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng TP Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt như sau

Quy hoạch

Cùng với các loại hình quy hoạch: phòng chống lũ, đê điều, thiên tai. Góp phần cấu thành và hiện thực hóa quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (theo địa giới hành chính mới mở rộng). Qua đó phù hợp đồng bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thành phố.

Đảm bảo an toàn mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn tuyệt đối về lũ sông Hồng cho đoạn tuyến kết hợp cải tạo phù hợp với Luật Đê điều. Nhằm đảm bảo giao thông đường thủy, ổn định dòng chảy chống ngập lụt cho khu vực trên cơ sở ổn định hệ thống đê theo tiêu chuẩn đặc biệt.

Định hướng tương lai

Chỉnh trị ven sông, quy hoạch xây dựng hai bên sông theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội. Là tạo lập hành lang xanh sông Hồng và theo hướng kế thừa truyền thống văn hóa – lịch sử của Thủ đô. Qua đó phát huy được các yếu tố thuận lợi khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên của khu vực.

Tạo được nét đặc trưng riêng với hệ thống công viên – cây xanh, đường ven sông, các trung tâm công cộng, dịch vụ du lịch văn hóa, thể dục thể thao, giải trí. Các khu đô thị ven sông với môi trường thân thiện thiên nhiên. Nơi đây sẽ gắn kết với các dịch vụ hạ tầng hiện đại theo mô hình đa chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Với mục tiêu góp phần cải tạo hoàn chỉnh lại khu vực dân cư hiện có hai bên bên sông Hồng, tạo điều kiện cư trú tốt – an toàn.

Làm cơ sở pháp lý để triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành; Đề xuất các chương trình đầu tư và dự án chiến lược, dự án đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển, quản lý theo quy hoạch.

Chức năng của khô đô thị sau quy hoạch

Chức năng chính của khu đô thị là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng. Hiện Hà Nội đang yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung bổ sung dữ liệu bản đồ, dữ liệu dân cư hiện trạng theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Kết luận

Xuyên Việt Media vừa mới cung cấp đến độc giải chi tiết về quy hoạch sông Hồng mới nhất. Qua đó nắm được tầm quan trọng của việc quy hoạch trước khi đưa ra quyết định đầu tư hay mua đất nơi đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *