Trong ngành Sale có các vị trí với tính chất và vai trò công việc khác nhau. Đặc biệt là vị trí Sales Executive đang được rất nhiều người mong muốn. Đây được coi là vị trí cấp cao hơn của nghề Sale. Vị trí này đòi hỏi bạn cần dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu thị trường và khách hàng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Sales Executive là gì , hãy cùng Xuyên Việt Media đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Sales Executive là gì?
Bộ phận “Sale” hay còn gọi là bộ phận kinh doanh là bộ phận phụ trách việc bán sản phẩm, hàng hóa của công ty hay một một doanh nghiệp. Trong bộ phận này thường sẽ có 6 vị trí từ cấp thấp đến cao bao gồm: salesman (nhân viên kinh doanh; sales pre sales executive tative (đại diện kinh doanh); Sales Executive (chuyên viên kinh doanh); sales supervisor (giám sát kinh doanh); sales manager (giám đốc kinh doanh); sales director (giám đốc kinh doanh).
Vậy Sales Executive là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất thì Sale executive thực ra là một vị trí cấp cao hơn của nghề Sale. Cụ thể có thể gọi Sales Executive là một chuyên viên kinh doanh hoặc vị trí nhân viên điều hành kinh doanh với nhiệm vụ chính là điều hành từng phân khúc cũng như quản lý công việc kinh doanh theo từng khu vực và công việc được bổ nhiệm từ cấp trên.
2. Trách nghiệm của Sales Executive
Để trở thành một Sales Executive, đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về thị trường và khách hàng. Nhiều người nghĩ rằng Sales Executive sẽ phải làm các công việc như nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, hai vị trí này yêu cầu các nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể, chuyên viên Sales sẽ phải làm các công việc như sau:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng.
- Lập chiến lược kinh doanh theo từng tháng, quý và năm.
- Chịu trách nhiệm triển khai và quản lý kế hoạch đã đề ra.
- Lập báo cáo nghiệm thu và đánh giá kết quả của từng chiến lược.
- Phân công nhiệm vụ và công việc cho nhân viên dưới quyền.
- Tổ chức các buổi đào tạo và quản lý chất lượng của nhân viên Sales.
- Thu thập phản hồi từ khách hàng để đóng góp nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
>> Google Doodle là gì? Ý nghĩa thiết kế độc đáo của Google
2.1. Quyền hạn của một Sales Executive
Khi đã hiểu Sales Executive là chức vụ gì trong doanh nghiệp, có lẽ bạn đã mường tượng được quyền hạn của Sales Executive là gì. Đối với vị trí này, quyền hạn được xác lập thông qua các công việc như sau:
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, ý tưởng và chiến lược kinh doanh hàng tháng, hàng quý theo từng vùng mà mỗi Sales Executive phụ trách
- Tiến hành quản lý và triển khai kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cho các nhân viên
- Phân chia công việc cho nhân viên kinh doanh(không phải chuyên viên)
2.2. Mức lương của Sales Executive
Mỗi công việc đều có những đặc thù và tính chất riêng và công việc của Sales Executive cũng như vậy, ngoài lương cứng thì Sales Executive còn được hưởng thêm phần trăm hoa hồng dựa trên doanh số mà họ đem về cho doanh nghiệp/công ty/tập đoàn. Chính vì vậy, mức lương của Sales Executive không cố định, nếu ký được nhiều hợp đồng hay bán được nhiều sản phẩm thì mức lương của Sales Executive sẽ rất cao.
Dựa theo tra cứu lương của Sales Executive có mức trung bình của một chuyên viên kinh doanh sẽ giao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng gấp đôi nếu như bạn kí được nhiều hợp đồng hoặc bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ của công ty.
3. Kỹ năng cần có của một Sales Executive cần có
Để phục vụ bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ năng khác nhau, Sales Executive cũng như vậy. Sau đây là 4 kỹ năng cần có của một chuyên viên kinh doanh:
3.1. Kỹ năng sale
Cụ thể, kỹ năng sales là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thấu hiểu tâm lý và hành vi của khách hàng. Khi đảm nhận vị trí chuyên viên sales, bạn cần chắc chắn rằng đã làm chủ các kỹ năng trên. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ đánh giá năng lực nhân sự để làm bài test khả năng của mình. Nếu như không thể làm chủ một trong số các kỹ năng này, bạn khó có cơ hội để thăng tiến ở vị trí Sales Executive.
3.2. Kỹ năng lắng nghe và truyền tải thông tin
Với đặc thù công việc là tiếp cận và chăm sóc khách hàng, khả năng lắng nghe là kỹ năng không thể bỏ qua. Lắng nghe để từ đó thấu hiểu và nắm bắt được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, đề xuất hướng giải quyết sao cho hợp lý.
Truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu sẽ giúp người đối diện muốn trò chuyện và dành thêm thời gian cho bạn. Hơn nữa, đây là kỹ năng cần thiết để bạn có thể truyền đạt lại yêu cầu của khách hàng đến nhà quản lý sản phẩm.
3.3. Kỹ năng chăm sóc cho khách hàng
Ứng xử khéo léo và chăm sóc cho khách hàng để họ trở thành khách hàng thân thiết là điều mà các Sales Executive đang làm. Bởi khách hàng thân thiết cũng chính là một nguồn dữ liệu “khổng lồ”. Chúng ta thường không biết rằng vị khách mà hôm nay chúng ta chăm sóc có thể tiếp cận tới bao nhiêu khách hàng tiềm năng trong tương lai.
>> Google search console là gì? Hướng dẫn sử dụng công cụ
3.4. Kỹ năng quản lý và điều hành
Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng, Sales Executive còn cần phải quản lý và xây dựng đội ngũ nhân viên cấp dưới. Bởi vậy, năng lực điều hành và quản lý là không thể bỏ qua. Với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, một chuyên viên kinh doanh cần phải trang bị thêm một vài kỹ năng bổ trợ như:
- Khả năng giao tiếng tiếng anh
- Thành thạo tin học văn phòng Microsoft Office
- Học hỏi về các chiến lược tiếp thị, phương thức quảng cáo mới
Lời kết
Trên đây chính là nội dung về Sales Executive là gì? Kỹ năng của Sale Executive cần có là gì?, mà Xuyên Việt Media muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất nhé!
Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media
- Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
- MST: 0315 964 953
- Đại diện: Trần Công Thắng