SPC là gì? Thông tin đầy đủ về SPC bạn cần biết

SCP là gì?

Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển thì SPC ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó nó được áp dụng lên các ngành liên quan đến việc sản xuất linh kiện điện tử, hàng hóa… là nhiều nhất. Vậy SPC là gì? Hãy cùng Xuyên Việt Media đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về thuật ngữ này.

SCP là gì?

SPC là gì?

SPC là từ Tiếng Anh viết tắt của từ Statistical Process Control có nghĩa là kiểm soát quá trình thống kê. Chính là phương thức sử dụng những phép tính toán, xử lý, thu thập, phân tích những thông tin, dữ liệu nạp vào một cách chuẩn xác. Với tốc độ kịp thời để có thể điều khiển, kiểm soát được tiến trình hoạt động của một đơn vị, doanh nghiệp bằng cách làm giảm bớt đi tính thay đổi, biến động, chênh lệch, của nó.

SPC sẽ cho chúng ta nhìn thấy rõ ràng được tập hợp tổng kết về số liệu, nhận ra được vấn đề. Giúp tiên đoán dự phòng được các nguyên nhân để loại trừngăn chặn tuyệt đối những sai phạm, sai sót và đo lường được sự hiệu quả, năng suất sau khi cải tiến. Hệ thống sản xuất linh hoạt thích nghi với số lượng sản phẩm và vì linh hoạt nên việc kiểm soát lỗi, chất lượng càng cần phải cẩn thận. 

Đối với doanh nghiệp tác dụng của SPC là gì?

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải nắm được những biến động trong quá trình sản xuất linh kiện, hàng hóa… Do đó mà SPC có tác dụng vô cùng to lớn trong trường hợp này, những công dụng của nó có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ cho nhà sản xuất kiểm soát được những vấn đề thường phát sinh trong quá trình làm việc. Từ đó giúp mọi người có thể thu thập tất cả dữ liệu, số liệu một trong thời gian ngắn
  • SPC cũng giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề còn tồn đọng hạn chế trong quá trình sản xuất để kịp thời xử lý
  • Thông qua SPC, các doanh nghiệp có thể dự phòng, tiên đoán, hoặc mô phỏng trước những nguyên nhân có thể gây rắc rối. Để rồi đưa ra phương án xử lý kịp thời những nguyên nhân này
  • SPC còn hỗ trợ cho nhà sản xuất xác định và phòng tránh được những lỗi sai và nâng cao hiệu quả nâng cấp, cải tiến sản phẩm….
  • Bên cạnh đó, nó còn giúp loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến các sai phạm
  • Hiệu quả cải tiến, thay đổi được xác định nhờ SPC
  • Xác định bằng số nhờ sức mạnh của từng nguồn biến thể, người ta có thể điều chỉnh nếu như nguồn thay đổi được phát hiện thông qua đo lường.
Tác dụng của SCP
Đối với doanh nghiệp tác dụng của SPC là gì?

Mục đích mà các doanh nghiệp sử dụng SPC là gì?

Hiện nay, kiểm soát quá trình bằng thống kê được rất nhiều ngành nghề áp dụng cho quy trình sản xuất vì nó mang lại lợi ích vô cùng thiết thực. Nhờ có SPC mà bạn sẽ phát hiện ra nguyên nhân gây nên sự bất ổn định trong quá trình vận hành và sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng SPC nhằm xác định được các tác nhân có thể khiến việc sản xuất bị vượt tầm kiểm soát. Nếu đã phát hiện ra thì sẽ có hướng khắc phục ngay tức khắc để tránh gây ra thiệt hại lớn về doanh thu cho công ty.

Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê còn giúp các doanh nghiệp, tổ chức ổn định quá trình sản xuất hàng hóa. Từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm mà đơn vị đang kinh doanh.

Lợi ích và hạn chế khi áp dụng SPC là gì?

Lợi ích SPC

Cùng với TQM, ISO,… SPC cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình quản trị chất lượng. Kiểm soát quá trình là cần thiết vì không có một quá trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể phân ra làm hai loại nguyên nhân:

  • Do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình, chúng phụ thuộc vào máy móc, công nghệ. thiết bị, và cách đo. Đây là điều tự nhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai.
  • Do những nguyên nhân không ngẫu nhiên, những nguyên nhân dị thường, đặc biệt mà nhà quản lý có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa nhằm ngăn ngừa những sai sót tiếp tục phát sinh. Nguyên nhân loại này có thể do thiết bị điều chỉnh không đúng, máy móc bị hư, nguyên vật liệu sai sót, công nhân thao tác không đúng.
Lợi ích của SCP
SPC cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình quản trị chất lượng

Lợi ích của việc áp dụng SPC

  • Tập hợp số liệu dễ dàng;
  • Xác định được vấn đề;
  • Phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân;
  • Loại bỏ nguyên nhân;
  • Ngăn ngừa các sai lỗi;
  • Xác định hiệu quả của cải tiến.

Ngoài ra SPC cho phép sức mạnh của từng nguồn biến thể được xác định bằng số. Nếu nguồn của sự thay đổi được phát hiện và đo lường, người ta có thể tuân theo điều chỉnh. Đổi lại, sửa chữa của các biến thể có thể làm giảm chất thải trong sản xuất và có thể cải thiện chất lượng của sản phẩm đến với khách hàng. Một lợi thế của SPC so với các phương pháp kiểm soát chất lượng khác, chẳng hạn như “kiểm tra”, là nó nhấn mạnh phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề, chứ không phải là sửa chữa các vấn đề sau khi đã xảy ra.

Xem thêm:

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Xuyên Việt Media về SPC là gì và những thông tin cần thiết liên quan đến SPC. Hy vọng sau khi hiểu rõ hơn về công cụ này, mỗi tổ chức sẽ và cá nhân dễ dàng áp dụng nó để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *