Chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của thuật ngữ Stakeholder ngày càng phổ biến. Bởi cái tên này được nhận xét mang yếu tố quyết định đến sự thành công của một dự án. Vậy Stakeholder là gì mà có tầm quan trọng tới như vậy? Mời quý độc giả cùng ghé thăm bài viết sau đây để có cho mình lời đáp.
Giải thích khái niệm Stakeholder là gì?
Stakeholder là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay dùng để chỉ các cá nhân, nhóm, tổ chức có mối quan hệ liên quan mật thiết với doanh nghiệp, nhất là trong các dự án. Hiểu một cách đơn giản thì đây là các thành viên có sự quan tâm, chia sẻ về nguồn lực, có thể tác động hoặc đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp với doanh nghiệp như chiến lược, hoạt động kinh doanh, kế hoạch,…
Thuật ngữ Stakeholder bao gồm các bên liên quan quan được đánh giá có sức ảnh hưởng trực tiếp hoặc quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Thông thường ở những dự án quy mô nhỏ, stakeholder có thể là một danh sách tập hợp không quá nhiều cá nhân. Thế nhưng ở những dự án lớn tầm cỡ quốc tế thành viên sẽ vượt ra tầm quốc gia bao gồm nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
Chúng ta đều nhận thấy rằng các stakeholder luôn mong đợi và yêu cầu khác nhau đối với từng dự án. Bản thân bạn cần phải làm việc trực tiếp với họ để nắm rõ ràng về những yêu cầu này. Đây được coi là lợi thế để tạo tiền đề cho dự án thành công. Như vậy với toàn bộ nội dung trên đã nhanh chóng giúp bạn nắm được Stakeholder là gì và muốn biết kỹ hơn thì chúng ta hãy tìm hiểu tiếp nội dung sau.
Thực tế có bao nhiêu loại Stakeholder?
Ngoài tìm hiểu Stakeholder là gì chúng tôi còn mang tới cho bạn những thông tin về các loại để hiểu rõ hơn. Nó sẽ tùy vào từng tính chất, đặc điểm của mỗi dự án để phân loại cụ thể là các loại chính sau đây:
Stakeholder chính
Stakeholder chính được hiểu là những cá nhân có sức ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một dự án được triển khai. Cụ thể nó có thể là cổ đông, chủ đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động làm việc cho dự án,… Stakeholder là gì qua sự phân tích của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thêm sự hiểu biết rõ từ những thông tin liên quan.
Những đối tượng này rất được coi trọng trong mỗi dự án được triển khai hiện nay. Bởi thực tế mang tính quyết định mà chúng ta dễ dàng nhận thấy. Ví dụ điển hình đó chính là những nhân viên tư vấn của dự án họ sẽ thực hiện nhiệm vụ giới thiệu đến khách hàng. Chính thái độ cũng như sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của họ sẽ giúp truyền tải được nhiều điều hữu ích để quyết định dự án thành công.
Stakeholder thứ yếu
Stakeholder thứ yếu chính là những cá nhân, tổ chức bên ngoài dự án không tham gia trực tiếp vào nhưng lại có sức ảnh hưởng gián tiếp bởi hoạt động của một dự án. Cụ thể điều này như Chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức quan trọng, cộng đồng,…
Chính vì thế muốn đảm bảo sự thành công cho một dự án cần phải xác định rõ Stakeholder ngay từ giai đoạn mới khơi mào. Khi thực hiện từ sớm chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ càng cao. Ngoài ra chính từ những góp ý của Stakeholder trong quá trình xây dựng chiến lược hoạt động của dự án sẽ là cơ sở để giúp dự án đạt được thành tựu.
Vai trò của Stakeholder là gì?
Vai trò của Stakeholder được xác định bằng việc có mặt của giám đốc quản lý dự án và những bên liên quan khác. Khi tiến hành hoạt động hợp tác, các stakeholder sẽ hoạch định và thực hiện kiểm soát kế hoạch thông qua những nhiệm vụ chính sau:
- Thông báo phạm vi cũng như hiết lập điều lệ dự án tới đông đảo khách hàng.
- Stakeholder đề ra kế hoạch quản lý và kiểm soát dự án không để vướng vào sai lầm.
- Ban Kiểm Soát Thay Đổi sẽ tiến hành mọi sự điều chỉnh của kế hoạch được triển khai làm sao cho phù hợp với thực tế cũng như ý kiến của thành viên.
- Nhờ có Stakeholder mà những quy định bắt buộc giữa các bên được phân rõ. Đồng thời nó cũng đặt ra những tình huống cùng xử lý.
- Tất cả yêu cầu đưa ra cũng như mục tiêu hướng tới đề được làm rõ nhờ những cá nhân, tổ chức tham gia dự án.
- Ở nguồn vốn duy trì dự án thì Stakeholder nắm giữ vị trí then chốt. Bởi đó chính là nguồn lực nuôi dưỡng cho dự án và là đòn bẩy tạo nên thành tựu cho dự án đó của doanh nghiệp.
- Nếu như thực hiện một mình chắc chắn bản thân sẽ cảm thấy khá khó khăn vì gặp thử thách chẳng thể nào xử lý hết. Sau khi kêu gọi sự hợp tác từ phía Stakeholder sẽ giúp cá nhân đó hiện thực hóa dự án của mình. Đây là điều được công nhận và đã minh chứng bởi thực tế.
Xem thêm:
Kết luận
Toàn bộ nội dung được Xuyên Việt Media triển khai trong bài viết trên đã nhanh chóng đưa quý độc giả đi khám phá Stakeholder là gì. Đồng thời những thông tin liên quan cung cấp đem đến kiến thức hữu ích để hiểu rõ vấn đề. Stakeholder mang yếu tố quyết định đến sự thành công của một dự án giúp gặt hái thành tựu.
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage