Strategy Planner là gì? Công việc chính của một Strategy Planner

Strategic Planner có trách nhiệm định hướng và thực hiện chiến lược trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và marketing. Từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vậy Strategy Planner là gì? Công việc chính của một Strategy Planner là gì? Hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết này nhé. 

Strategic Planner là gì?

Strategic Planner là người có vai trò lập kế hoạch và tạo điều kiện cho việc xây dựng chiến lược hoặc đánh giá của công ty. Khi chiến lược công ty đã được phát triển, chiến lược gia sau đó đảm bảo rằng các bộ phận tiếp tục phát triển và thực hiện các kế hoạch chiến lược để hỗ trợ chiến lược của doanh nghiệp.

Strategic Planner – nhà hoạch định chiến lược, chiến lược gia hoặc bộ phận chiến lược đóng một số vai trò để tạo thuận lợi cho quá trình chiến lược trong công ty của họ

Strategic Planner là người có vai trò lập kế hoạch và triển khai chiến lược mới
Strategic Planner là người có vai trò lập kế hoạch và triển khai chiến lược mới

>> Xem thêm: 

Các công việc chính của Strategy Planner là gì?

Strategic Planner làm nhiều công việc khác nhau, các công việc chính phải kể đến đó là: 

  • Hiểu và định hình chiến lược và nhiệm vụ của công ty
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược và phân tích các đề xuất kinh doanh cho công ty
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định các mối đe dọa và cơ hội
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động và chiến lược của công ty
  • Làm việc chéo với tất cả các nhóm khác trong công ty để đảm bảo thực hiện thành công và sáng tạo các chiến lược được phê duyệt
  • Cung cấp hỗ trợ và thông tin chi tiết về các thay đổi quan trọng của công ty (ví dụ: thay đổi trọng tâm chiến lược)
  • Giữ vai trò lãnh đạo trong việc tìm hiểu và nêu rõ sự khác biệt về thông tin chi tiết của khách hàng và chuyển chúng thành nền tảng chiến lược và sáng tạo
  • Theo dõi và phân tích xu hướng ngành và thay đổi thị trường.

Vai trò của một strategic planner là gì đối với doanh nghiệp? 

Strategic Planner đảm nhận vai trò quan trọng trọng bộ phận hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể: 

Nghiên cứu

Thực chất khi nhận brief từ client, planner không chỉ là research thông tin khách hàng hoặc các chiến lược đối thủ cạnh tranh đã từng thực hiện. Mà người Planner còn phải nghiên cứu nhiều hơn tưởng tượng:

  • Xu hướng bên ngoài: tức là research xu hướng chính trị, xã hội, khoa học, kinh tế. Sau đó, phân tích các xu hướng này liệu sẽ tác động đến công ty ở tương lai như thế nào.
  • Xu hướng kinh doanh: là những sản phẩm//dịch vụ khách hàng đang có nhu cầu cao, cần thiết ở thời điểm đó. Có được kế hoạch phát triển sản phẩm đúng đắn, việc kinh doanh của công ty sẽ nhanh chóng tạo ra nhiều lợi nhuận
  • Phân tích xu hướng ngành: liên quan đến việc nghiên cứu về những thay đổi trong ngành mà công ty đang hoạt động. Cụ thể như sản phẩm/dịch vụ mới ra mắt, thay đổi công nghệ/kỹ thuật, người mới tham gia vào ngành.
  • Nghiên cứu đối thủ: xem điểm mạnh của họ là gì, chiến lược truyền thông của họ khác gì với chúng ta, lợi thế của công ty so với đối thủ, điểm giống nhau giữa họ và bạn.
  • Nghiên cứu khách hàng: điều này có thể bao gồm các khiếu nại, bình luận của khách hàng về công ty trên mạng xã hội hay quan sát động cơ, thái độ, hành vi của khách đối với thương hiệu. 
Công việc của Strategy Planner nghiên cứu nhiều nhóm đối tượng khác nhau
Công việc của Strategy Planner nghiên cứu nhiều nhóm đối tượng khác nhau

Lên creative brief và gửi cho team creative

Như đã nói, một trong những nhiệm vụ chính của Strategic Planner là biến mục tiêu truyền thông cũng như các thông tin “cứng nhắc” khác của client thành bản brief mới gọi là creative brief cho Creative team. Bởi nếu Account đưa thẳng bản brief “thô” của client như tham vọng thị trường, % thị phần,… của khách hàng thì họ sẽ lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào.

Việc thường xuyên phải lên creative brief sẽ giúp Planner rèn luyện kỹ năng tìm ra vấn đề. Mà khi đã xác định đúng “nút thắt” của vấn đề thì kế hoạch sẽ được đi đúng hướng, tập trung giải quyết vấn đề cốt yếu.

Lên chiến lược

Sau khi đã chọn ra ý tưởng để thực thi chi tiết, công việc tiếp theo của Strategic Planner là phối hợp, theo dõi tiến độ của các phòng ban khác như Media, Production để chi tiết hoá chiến lược – đặc biệt là về kinh phí, một trong những yếu tố mà client lẫn agency đều quan tâm. Giai đoạn này sẽ càng thử thách kỹ năng lập kế hoạch của Planner.

Các chiến lược, dự án đều cần phải được xác định cụ thể

Các chiến lược, dự án đều cần phải được xác định cụ thể
Các chiến lược, dự án đều cần phải được xác định cụ thể

>> Xem thêm: 

Giám sát dự án

Khi campaign được khách duyệt và bước vào giai đoạn triển khai chi tiết thì Planner sẽ là người giám sát tiến độ dự án, xem dự án có đang ổn không, hay có cần chuyển qua plan B không,… Họ cũng chính là người giám sát xem KPI có khả năng đạt được đến đâu. Ở giai đoạn này, Account và Planner phải thường xuyên làm việc, phối hợp với nhau nhằm xử lý các vấn đề với khách hàng tốt hơn.

Báo cáo dự án

Khi giai đoạn đã đi đến cuối cùng, Planner sẽ là người báo cáo, đo lường kết quả so với mục tiêu đặt ra. Đồng thời rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cải thiện cho những lần tiếp theo.

Strategy Planner cần phải lên báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp
Strategy Planner cần phải lên báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp

Lời kết

Bài viết trên đây là những thông tin giải đáp Strategy Planner là và các công việc của một Strategy Planner. Có thể nói, đây là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp đảm nhận việc tìm hiểu, xác định và triển khai dự án. Từ đó tìm ra hướng phát triển mới giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao. Mong rằng những chia sẻ ở trên cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *