Sử thi là gì? Đôi nét về sử thi

su thi la gi

Sử thi là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự. Có nội dung hàm chứa những bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những dũng sĩ, anh hùng đại diện cho một thế giới nào đó. Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu rõ hơn về sử thi là gì? qua bài viết sau đây.

sử thi là gì?

Sử thi là gì?

Sử thi là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu tác động bởi quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống từ châu Âu.

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô rộng lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp. Được xây dựng những hình tượng nghệ thuật hào hùng, hoành tráng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Đặc trưng của sử thi là gì?

Cốt truyện của sử thi

Cốt truyện phức tạp, đa dạng hơn cốt truyện truyền thuyết và thần thoại. Nó là dạng cốt truyện kết hợp giữa cả hai thể loại nên có hai cách xây dựng cốt truyện.

Phạm vi miêu tả sử thi bao trùm lên toàn bộ cuộc sống xã hội (Truyền thuyết Họ Hồng Bàng có đặc điểm của sử thi anh hùng) chứ không dừng lại ở một mặt, một mảng cuộc sống như truyền thuyết

Đặc trưng nhân vật sử thi

Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng: anh hùng chiến trận và anh hùng văn hóa. So với truyền thuyết và thần thoại, nhân vật sử thi có nhiều lớp người, nhiều thế hệ.

Nhân vật chính của sử thi anh hùng là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quý của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chinh phục thiên nhiên và chiến đấu chống kẻ thù. Nhân vật anh hùng là hiện thân của sức mạnh và ý chí cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa nhưng cũng mang đậm tính cá thể.

 Nhân vật nữ tuy không phải là nhân vật chính trong sử thi anh hùng nhưng có vai trò quan trọng mang lại sự phát triển cốt truyện. Họ là những cô gái xinh đẹp, giàu sang, nắm quyền quyết định kinh tế và quyền lực trong gia đình.

Nhân vật thần là nhân vật phụ nhưng có tầm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển cốt truyện. Trong sử thi thần thoại, nhân vật thần và người sống lẫn lộn ,quan hệ chi phối lẫn nhau..

Đặc trưng của sử thi là gì?
Đặc trưng của sử thi là gì?

Phân loại sử thi

Sử thi anh hùng dân gian

Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn có năng lực ma thuật, siêu nhiên, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng). Những chủ đề chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người đẹp và dân làng), sự trả thù của dòng họ, người anh hùng đi hỏi vợ.. .

Sử thi anh hùng dân gian
Sử thi anh hùng dân gian

 Sử thi cổ điển

Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh và các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với những kẻ áp bức, bọn xâm lược, ngoại bang và dị giáo (như người Tartar, người Turk, với sử thi Slavơ).

Thời gian sử thi này khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thần thoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc.

Được ca ngợi trong các dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và biến cố lịch sử (hoặc ngụy lịch sử), mặc dù bản thân sự miêu tả các chất liệu lịch sử bị phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện truyền thống, đôi khi còn sử dụng cả mô hình nghi lễ thần thoại.

Các nền sử thi thường là các cuộc đấu tranh của hai bộ lạc hoặc bộ tộc, sắc tộc ít nhiều tương ứng với sự thật lịch sử (như cuộc chiến Troia trong Iliad, việc tranh đoạt Sampo trong Kalevala). Quyền lực được tập trung trong các nhân vật chính có hành động tích cực là các ông vua của thế giới sử thi (như Karl Đại Đế trong bản Anh hùng ca Roland), hay các dũng sĩ. Các nhân vật nổi loạn, cách mạng xung đột với quyền lực (Akhilleus trong Iliad, Đăm Săn trong khan Êđê, Robin Hood trong thiên ballade của Anh, các nhân vật trong Thủy hử ở Trung Hoa) xuất hiện ít ỏi trong giai đoạn tan rã hình thức cổ điển của sử thi anh hùng.

Sử thi anh hùng

Những anh hùng ca, với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tương quan giữa yếu tố sử thi tập thể rõ rệt và yếu tố cá nhân anh hùng , đủ để bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, và dân tộc.

Trường ca sử thi “về thực chất có liên quan đến thời trung đại, khi dân chúng tỉnh dậy từ giấc ngủ nặng nề, nhưng tinh thần thì đã cứng cáp đến mức tạo được thế giới riêng của mình và tự cảm thấy mình gắn bó máu thịt với thế giới ấy… Khi bản thân cái cá nhân được giải phóng khỏi khối vẹn toàn dân tộc khởi thủy với trạng thái chung, lối nghĩ lối cảm chung, hoạt động và số phận chung, thì thay cho thơ ca sử thi những cái sẽ phát triển chín muồi hơn cả một mặt là thơ và mặt khác là kịch”

Các tác phẩm sử thi kinh điển nhất

Mahabharata

Tác phẩm sử thi Mahabharata
Tác phẩm sử thi Mahabharata

là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, tác phẩm còn lại là Ramayana. Nội dung của tác phẩm nói về cuộc chiến giữa hai nhóm anh em họ trong cuộc chiến tranh Kurukshetra và số phận của các hoàng tử Kaurava và Pandava cùng những hậu nhân của họ.

Ramayana

Ramayana được cho là sáng tác bởi Valmiki và được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabharata. Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn.

Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, tác phẩm phản ánh hiện thực khách quan cũng như con người trong thời kì này.

Đăm Săn

Dam Săn hay Đăm Săn là một người anh hùng trong sử thi “Bài ca chàng Đăm Săn” của người Êđê ở Tây Nguyên. Là nhân vật chính trong trường ca, sử thi Bài ca về chàng Đăm Săn. Bộ sử thi dài Đăm Săn (2077 câu), thể hiện nét lịch sử văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên. Do sự can thiệp của Trời, Đăm Săn phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục hôn nhân nối dây và lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị. Đăm Săn tiếp tục có những hành động chống lại cuộc hôn nhân, chàng chặt cây smuk, cây sinh ra Hơ Nhị và Hơ Bhị. Do vậy, Hơ Nhị và Hơ Bhị đã hai lần chết. Khi vợ chết, Đăm Săn lại khóc thương và xin thần linh cho vợ chàng sống lại. Đăm Săn đã lập nên nhiều kì tích. Trong đó, kì tích lẫy lừng hơn cả là những chiến công đánh thắng hai tù trưởng Mtao Grư và Mtao Mxây, hai tù trưởng đã cướp vợ chàng.

Sử thi thể hiện tinh thần quật cường không bao giờ ngủ quên chiến thắng của dân làng Tây Nguyên, với những phong tục tập quán gắn liền với dân tộc nơi đây.

Xem thêm:

Kết luận

Bài viết trên của Xuyên Việt Media đã giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về sử thi là gì?. Tìm hiểu sử thi, mỗi người sẽ có thể hiểu văn hóa của một dân tộc trong một thời kỳ nhất định, đây cũng là lý do vì sao các tác phẩm sử thi vẫn còn nguyên vẹn giá trị và trở thành di sản của đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *